Huyền thoại MiG-21 của Ấn Độ chuẩn bị từ giã bầu trời

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Máy bay chiến đấu siêu thanh đầu tiên của Ấn Độ, vũ khí đã ’tàn sát’ các máy bay chiến đấu của Pakistan có nguồn gốc từ Mỹ chuẩn bị ’treo giày’ sau hơn 60 năm phục vụ trong lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF).
Huyền thoại MiG-21 của Ấn Độ chuẩn bị từ giã bầu trời
Máy bay MiG-21 Bison của Ấn Độ. (Ảnh: Pipanews)

Thiết kế mang tính biểu tượng của MiG-21

Theo Eurasian Times, một chiếc máy bay chiến đấu MiG-21 của Không quân Ấn Độ, đã bị rơi gần Suratgarh trong một chuyến huấn luyện thường kỳ vào sáng 8/5. phi công đã nhảy dù an toàn, chỉ bị thương nhẹ; tuy nhiên, ba thường dân trên mặt đất đã thiệt mạng.

Một cuộc điều tra đã được thành lập để xác định nguyên nhân của vụ tai nạn. Hiện mọi vụ tai nạn MiG-21 của IAF, đều tạo ra tranh luận và sự tức giận trong cả nước; và việc duy trì loại máy bay cũ kỹ, đã bị quy cho các trường hợp t‌ử von‌g.

Người dân kéo đến hiện trường vụ tai nạn của một chiếc MiG-21 (Ảnh: PTI)

MiG-21 là loại máy bay chiến đấu siêu thanh đầu tiên trên thế giới, ra đời vào cuối thập niên 1950 và là chiếc máy bay xuất sắc vào thời bấy giờ. Những phi công đã lái nó, đã đánh giá cao về thiết kế tuyệt vời này.

Những chiếc MiG-21 Bison hiện do IAF sử dụng, đã được nâng cấp vào năm 2000.

Số MiG-21 hiện còn trong biên chế IAF, đều hoàn toàn đủ điều kiện bay và được chứng nhận; khung máy bay và động cơ có đủ tuổi thọ còn lại. Trước đó, Chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố loại khỏi biên chế của IAF, tất cả các biến thể MiG-21 vào năm 2025.

MiG-21 do phòng thiết kế Mikoyan-Gurevich phát triển, với nhiệm vụ là một máy bay đánh chặn phản lực siêu thanh. Liên Xô muốn lấp đầy bầu trời bằng hàng ngàn máy bay chiến đấu phản lực đơn giản, nhẹ và đáng tin cậy này.

Hơn 60 quốc gia trên 4 châu lục đã sử dụng MiG-21; 68 năm sau chuyến bay đầu tiên vào ngày 16/6/1955, MiG-21 vẫn có mặt trong biên chế lực lượng không quân nhiều quốc gia.

Máy bay MiG-21 Bison của Ấn Độ. (Ảnh: Pipanews)

Hệ thống điều khiển, động cơ, vũ khí và hệ thống điện tử hàng không đơn giản của MiG-21, là điển hình của các thiết kế quân sự thời Liên Xô. Cánh tam giác là một lựa chọn tuyệt vời cho một máy bay đánh chặn leo nhanh. Với một phi công giỏi và tên lửa có khả năng, MiG-21 có thể đối đầu trước các máy bay chiến đấu hiện đại.

Một ưu điểm nữa của MiG-21 là chi phí sản xuất và bảo trì thấp, khiến nó được nhiều quốc gia lựa chọn; nên nhớ, chi phí F-4 Phantom của Mỹ, cao gấp nhiều lần so với MiG-21.

phi công phóng dù ra khỏi máy bay MiG-21. Nguồn Pinterest

Xương sống của lực lượng Không quân Ấn Độ

Năm 1964, MiG-21 trở thành máy bay chiến đấu siêu thanh đầu tiên đi vào hoạt động trong IAF. IAF đã có trong biên chế chiến đấu hơn 1.200 biến thể MiG-21.

Với sự hỗ trợ của Liên Xô, các nhà máy sản xuất máy bay MiG-21 được thành lập tại Nasik (chế tạo khung thân máy bay), Hyderabad (hệ thống điện tử hàng không) và Koraput (động cơ).

Mặc dù những chiếc MiG-21 vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, nhưng đã tham gia hoạt động đáng kể trong cuộc chiến Ấn Độ-Pakistan năm 1965 và năm 1971.

Màn không chiến này cũng là trận không chiến siêu thanh đầu tiên ở tiểu lục địa Ấn Độ, khi một chiếc MiG-21FL của Ấn Độ bắn hạ một chiếc F-104A Starfighter của Không quân Pakistan (PAF) bằng pháo 23mm GSh-23.

Máy bay MiG-21 Bison của Ấn Độ. (Ảnh: Pipanews)

Vào cuối các cuộc giao tranh tiếp theo, MiG-21FL của IAF đã hạ tiếp 4 chiếc F-104, 2 chiếc Shenyang F-6S và một chiếc C-130 của Không quân Pakistan (PAF).

Theo một nhà phân tích quân sự phương Tây, MiG-21FL rõ ràng đã “chiến thắng” trong cuộc không chiến rất được mong đợi giữa MiG-21FL và F-104A Starfighter.

Ở khu vực phía đông, các máy bay MiG-21 liên tục đánh phá cả hai đường băng gần Dacca (Dhaka) và đánh trận cuối cùng vào Tòa nhà Thống đốc, mở đường cho sự đầu hàng của Pakistan, dẫn đến sự ra đời của nhà nước cộng hòa Nhân dân Bangladesh.

Máy bay MiG-21 Bison của Ấn Độ. (Ảnh: Pipanews)

Vào ngày 10/8/1999, hai chiếc MiG-21FL của IAF đã đánh chặn và bắn hạ máy bay tuần tra biển của Lực lượng Hải quân Pakistan bằng một tên lửa R-60, sau khi nó bay vào không phận Ấn Độ để giám sát.

Những chiếc MiG-21 cuối cùng của IAF đã được nâng cấp và đặt tên là “Bison”, với nắp buồng lái kiểu “bong bóng” giống của MiG-29 có kính chắn gió bao quanh; radar có khả năng hơn nhiều; điều khiển vũ khí gắn trên mũ bay của phi công; trang bị tên lửa ngoài tầm nhìn, có khả năng “bắn và quên”. Những nâng cấp đã tăng gấp bốn lần khả năng của MiG-21.

Máy bay MiG-21 Bison của Ấn Độ. (Ảnh: Pipanews)

Biến thể MiG-21 vẫn bay

Tổng cộng có 11.496 chiếc MiG-21 được sản xuất trên toàn cầu. Con số này bao gồm 10.645 chiếc được sản xuất tại Liên Xô, 840 chiếc ở Ấn Độ và 194 chiếc ở Tiệp Khắc.

Ngoài ra trong giai đoạn 1965-2013, Trung Quốc đã sản xuất hơn 2.400 chiếc Chengdu J-7, một biến thể của MiG-21. Các biến thể MiG-21 tiếp tục được sử dụng bởi nhiều lực lượng không quân, đáng chú ý trong số đó là Không quân Trung Quốc, hiện có khoảng 350 chiếc J-7 và J-8 (một biến thể của J-7).

Trung Quốc có kế hoạch rút số J-7 và J-8 khỏi biên chế chiến đấu vào cuối năm 2023; nhưng có thể tiếp tục sử dụng chúng trong huấn luyện phi công và có thể đưa số còn lại vào niêm cất, để có thể sử dụng trong trường hợp dự phòng.

Máy bay chiến đấu J-7 của Không quân Trung Quốc. Nguồn Wikipedia

Pakistan là nhà khai thác F-7 không phải của Trung Quốc lớn nhất, đã mua khoảng 120 chiếc F-7P và 60 chiếc F-7PG. Không quân Pakistan (PAF) đã loại biên hầu hết các máy bay F-7P; nhưng vẫn còn khoảng 50 chiếc F-7PG vẫn đang phục vụ, chủ yếu được sử dụng để huấn luyện phi công.

Không quân Ấn Độ hiện có khoảng ba phi đội MiG 21 Bison được đưa vào sử dụng sau khi nâng cấp vào năm 2000. Các quốc gia châu Á và châu Phi khác vẫn vận hành một số biến thể F-7 với số lượng ít hơn.

Máy bay chiến đấu F-7 của Không quân Pakistan. Nguồn Wikipedia

Huyền thoại MiG-21

MiG-21 được mệnh danh là AK-47 của máy bay chiến đấu; “Khung máy bay chắc như đá”, một cựu kỹ thuật viên mặt đất MiG-21 nhận xét. “Thực sự, thứ đó chỉ cần được đổ đầy nhiên liệu và nó cứ thế bay”.

Khi Không quân Mỹ sử dụng MiG-21 với tư cách là máy bay huấn luyện chiến đấu của đối thủ, họ nhận thấy chúng giống như lời của một trưởng phi hành đoàn, “Giống như chiếc xe gia đình của bạn; miễn là nó còn đầy nhiên liệu, bạn kéo nó ra khỏi gara và khởi động nó”.

Việc bảo dưỡng MiG-21 thường bao gồm việc thay dầu, phanh và lốp sau mỗi 50 lần xuất kích.

“Với một bộ cờ lê và tua-vít dùng trong nhà, bạn có thể thực hiện rất nhiều công việc bảo dưỡng chiếc máy bay chiến đấu MiG-21”; một phi công khác cho biết. Điều quan trọng hơn nữa là một chiếc MiG-21 Bis có thể có giá 500.000 USD; nhưng một chiếc F-16C đã qua sử dụng, có thể tiêu tốn của một quốc gia nhỏ 15 triệu USD.

So sánh tỷ lệ tai nạn

Trong một thời gian rất dài, MiG-21 là loại máy bay có số lượng áp đảo trong IAF. Các vụ tai nạn MiG đã nhận được một phần đáng kể sự chú ý của công chúng và giới truyền thông Ấn Độ.

Nhiều khi một số không biết về sự khác biệt giữa máy bay MiG-21, MiG-23, MiG-27 hay MiG-29. Tất cả họ hiểu đơn giản đó là máy bay MiG và từ đó nảy sinh ý kiến cho rằng, MiG-21 là “cỗ quan tài biết bay”, một mô tả không công bằng, như người ta sẽ thấy từ phân tích thống kê.

Bảng thống kê số máy bay, thời gian phục vụ và số vụ tai nạn của IAF. Nguồn eurasiantimes

Các nguyên soái không quân của Ấn Độ như BS Dhanoa và RKS Bhadauria đã bay một mình trên chiếc MiG-21 ngay trước khi nghỉ hưu cách đây không lâu, thể hiện sự tin tưởng của họ đối với máy bay và sự an toàn của nó.

Có thể thấy rằng trong thời bình, số lượng tổn thất trung bình của MiG-21, mặc dù tuyệt đối về số lượng và số năm hoạt động, nhưng thấp hơn hầu hết các máy bay khác trong biên chế của IAF.

Các nguyên nhân chính gây ra tai nạn là do lỗi của con người, do phi công hoặc công tác bảo đảm kỹ thuật và các lỗi kỹ thuật. IAF có các cuộc kiểm tra chất lượng chung với Công ty TNHH Hàng không Hindustan (HAL), để giảm tai nạn do lỗi kỹ thuật.

Đồ thị thống kê số vụ tai nạn của IAF. Nguồn eurasiantimes

Kỷ nguyên vĩ đại, nhưng MiG-21 đã đến lúc được nghỉ ngơi

Chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress cất cánh lần đầu tiên vào năm 1952, vẫn hoạt động cho đến ngày nay và sẽ bay trong 100 năm cho đến năm 2052.

Những chiếc C-130 mới tiếp tục lăn bánh khỏi dây chuyền sản xuất dựa trên một thiết kế đã đi vào hoạt động từ năm 1954. Nhưng đó là những chiếc máy bay ném bom và máy bay vận tải; chúng không phải là những máy bay chiến đấu.

Máy bay chiến đấu phải đối mặt với một vấn đề “tuổi thọ” đặc biệt, vì chúng phải cạnh tranh trực tiếp với các mẫu mới hơn.

MiG-21 và Su-30MKI của IAF. Nguồn PTI

Do đó, rất ít máy bay chiến đấu có tuổi thọ cao trong sản xuất hoặc phục vụ. MiG-21 Bison của Ấn Độ đã phục vụ rất tốt và có thể không bao giờ có võ sĩ 100 tuổi phục vụ. Bảy mươi năm sẽ là “độ tuổi chín muồi” để MiG-21 loại khỏi biên chế chiến đấu vào năm 2025.

Chính phủ Ấn Độ phải kiên nhẫn và để các chuyên gia trong IAF đưa ra quyết định cuối cùng, lưu ý đến sự an toàn và nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. MiG-21 sẽ vẫn là một trong những máy bay chiến đấu mang tính biểu tượng của thời đại siêu thanh và tiếp tục là niềm tự hào trong các bảo tàng hàng không.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật