Trong lúc âּn áּi, một người đàn ông ở Surabaya, Đông Java, Indonesia đột nhiên ngã xuống bất tỉnh và lên cơn co giật khiến vợ anh sợ hãi, vội vã gọi cấp cứu.
Tại bệnh viện, các bác sĩ xác nhận người đàn ông này bị chứng phình động mạch não khiến não bị tổn thương nghiêm trọng. Trong suốt 3 tiếng đồng hồ trong phòng cấp cứu, anh lên cơn co giật nhiều lần. Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân đã may mắn thay thoát khỏi cơn nguy kịch, giữ lại được mạng sống nhờ cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên dù sống sót nhưng dây thần kinh ở mắt trái đã bị tổn thương vĩnh viễn.
Khai thác bệnh sử, người vợ cho biết, khoảng 2 tháng trước, khuôn mặt và mắt bên trái của người chồng bắt đầu hơi nhắm lại, có thể đã tiềm ẩn vấn đề.
Theo bác sĩ, người bệnh không bị chấn thương, không có tiền sử đau đầu hay sử dụng ma túy, không uống thuốc làm loãng máu hay thuốc kích thích tìnּh dụּc trước khi sự việc xảy ra.
Bác sĩ giải thích, nguyên nhân dẫn đến phình mạch máu não ở bệnh nhân này là mạch máu giãn ra lúc hưng phấn do nhịp tim tăng đột biến vì vận động mạnh. Sau đó, túi phình vỡ gây xuất huyết dưới màng cứng cấp tính.
Phình động mạch não nguy hiểm thế nào?
Phình động mạch có thể xảy ở mọi vị trí trên cơ thể, mọi mạch máu trong cơ thể. Còn phình mạch ở động mạch não gọi là phình động mạch não. bệnh sẽ nguy hiểm nếu vỡ, hoặc to chèn ép vào các cấu trúc giải phẫu xung quanh (chèn ép vào tổ chức xung quanh).
Phình động mạch não gặp nhiều ở nữ hơn nam, tuổi hay gặp nhất là 40-60. Khoảng 3-5% dân số bị phình động mạch não, nhưng phần lớn không cần điều trị vì nhỏ, không có triệu chứng và không được chẩn đoán.
Phình động mạch não nguy hiểm nếu vỡ hoặc chèn ép các tổ chức xung quanh. Khi bị vỡ phình mạch, máu chảy tràn trong não và người bệnh có nhiều biểu hiện như: đau đầu dữ dội (chưa từng đau như vậy), nôn, buồn nôn, liệt, lơ mơ và hôn mê nếu chảy máu nhiều.
Khối phình động mạch não lớn dù không vỡ có thể chèn ép gây một số triệu chứng như: đau đầu, chèn ép dây thần kinh số III gây sụp mi mắt, chèn ép dây thần kinh số II gây mờ mắt hoặc mù…
Túi phình mạch máu não là bệnh lý mạch máu đặc biệt nằm trong não. Ảnh minh họa
Những nguyên nhân gây phình mạch máu não
Hiện nguyên nhân, cơ chế chính xác gây nên túi phình động mạch vẫn chưa được xác định. Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng là do khiếm khuyết bẩm sinh ở thành mạch.
Hiện các nghiên cứu thấy rằng sự hình thành túi phình là một quá trình thoái hóa với nhiều yếu tố cấu thành như: do tuổi tác; do xơ vữa mạch máu làm suy thành mạch; do tập luyện thể dục thể thao quá sức; do dùng quá nhiều chất kích thích đặc biệt là cà phê, soda; do quan hệ tìnּh dụּc không đúng cách; do chấn thương hay các bệnh lý nhiễm trùng khác trên vùng não; do bị chèn ép bởi các khối u; do dị dạng bẩm sinh ở thành mạch...
Phình mạch máu não khi nào cần phải điều trị khẩn cấp?
Không giống như các bệnh lý thường gặp khác, phình mạch máu não tùy thuộc vào vị trí đoạn mạch và các rủi ro của đoạn mạch phình gây ra cho từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án theo dõi và điều trị thích hợp.
Có những đoạn phình mạch máu rất nhỏ vài mm nhưng có thể vỡ hoặc nguy cơ dẫn đến đột quỵ cao. Thông thường nếu đoạn mạch máu phình phát triển đến 10mm khi được phát hiện bệnh thì bệnh nhân sẽ được điều trị khẩn cấp. Tuy nhiên, biện pháp tối ưu vẫn là phát hiện sớm và được điều trị tránh tình trạng phình bị vỡ dẫn đến nghiêm trọng.
Có nhiều phương pháp điều trị trong đó phẫu thuật kẹp túi phình hoặc can thiệp nội mạch, hay đặt coil (dây xoắn). Điều lưu ý rằng, phẫu thuật kẹp túi phình hoặc can thiệp nội mạch đặt coil là để ngăn chặn xuất huyết lần thứ hai. Các tổn thương do lần đầu xuất huyết vẫn không khắc phục được. Và bệnh nhân vẫn tiếp tục được điều trị nội khoa để hồi phục các thương tổn và ngăn ngừa các biến chứng phát sinh sau này.