Công chức, viên chức tự nguyện xin tinh giản biên chế: “Không phải thích thì làm, có nhu cầu tăng lương mới tinh giản”

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Tinh giản biên chế cần được làm thường xuyên, liên tục. Cho thôi việc với cán bộ công chức, viên chức kém năng lực phải là văn hóa trong cơ quan công quyền“. Đây là ý kiến của bà Nguyễn Thị Lan Hương - Nguyên viện trưởng viện Khoa học Lao động (Bộ LĐTBXH).
Công chức, viên chức tự nguyện xin tinh giản biên chế: “Không phải thích thì làm, có nhu cầu tăng lương mới tinh giản”
lan-huong-1-16475744174731290921

Tinh giản biên chế với công chức, viên chức nên là văn hóa

Trao đổi với PV Báo Báo , bà Lan Hương không có bình luận nhiều về các nội dung trong Dự thảo nghị định về tinh giản biên chế chế với công chức, viên chức. Tuy nhiên, theo bà Hương, vấn đề cho thôi việc hay khuyến khích công chức, viên chức yếu kém về năng lực, bị kỷ luật khiển trách... là việc nên làm đầu tiên.

Về vấn đề trợ cấp, bà Hương cho rằng: "Bất cứ luật nào, hay ở quốc gia nào cũng vậy, nếu muốn lao động nghỉ việc thì cần phải trợ cấp nghỉ việc cho lao động đó. Vấn đề là khả năng tài chính của chúng ta trợ cấp được bao nhiêu. Trợ cấp càng nhiều thì càng tốt".

x

Theo bà Hương, hiện nay trong Bộ Luật Lao động năm 2019 (chủ yếu áp dụng cho nhóm công nhân, người lao động ngoài nhà nước) cũng có quy định vấn đề trợ cấp cho lao động bị sa thải, cho thôi việc, hoặc khuyến khích nghỉ việc sớm.

Cụ thể, điều 46 của Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định lao động bị cho nghỉ việc sớm sẽ được nhận trợ cấp thôi việc. Theo đó, tiền trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi lao động nghỉ việc, nhân với tổng số thời gian lao động đã làm việc cho doanh nghiệp.

Ngoài tiền trợ cấp thôi việc lao động còn được nhận tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp.

Luật công chức, viên chức hiện nay cũng có quy định, với nhóm cán bộ công chức, viên chức tự nguyện xin nghỉ việc sẽ được nhận trợ cấp. Tính theo thời gian công tác, mỗi năm lao động sẽ được nhận 1 khoản tiền trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương thực tế trước đó.

"Vì thế vấn đề cán bộ công chức, viên chức tự nguyện nghỉ việc hay được cho nghỉ việc đều phải có trợ cấp. Vấn đề là trợ cấp bao nhiêu, nhiều hay ít. Mà trợ cấp càng nhiều thì càng tốt", bà Hương phân tích.

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trước khi tinh giản biên chế với cán bộ công chức, viên chức

Bà Hương không tin tưởng lắm vào các đề án tinh giản biên chế, bởi theo bà Hương càng giảm càng tăng. "Tinh giản biên chế nên là việc làm thường xuyên liên tục, nó giống như một dòng sông, có ra thì có vào, liên tục chảy thì nước mới trong. Không phải là việc thích thì làm, hay nay có nhu cầu tinh giản người để tăng lương thì mới giản. Cho thôi việc với cán bộ, công chức, viên chức kém năng lực là phải văn hóa, không phải cứ thích là tinh giản".

Theo bà Hương trước đây, chúng ta cũng đã có nhiều đợt tinh giản biên chế. Cụ thể là Quyết định 227/HĐBT Về việc sắp xếp lại tổ chức, tinh giản biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp vào ngày 29/12/1987, tiếp đó là Quyết định 176 về sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh.

Tinh giản biên chế công chức, viên chức là việc rất khó, đòi hỏi người lãnh đạo phải công tâm. Ảnh: NH

Lúc triển khai Quyết định 176 đã có rất nhiều lao động xin tinh giản biên chế (về mất sức) và hưởng trợ cấp 1 lần. Tuy nhiên, sau này họ nhận thấy việc nhận khoản tiền trợ cấp mất sức là không phù hợp, nhiều người tuổi già sống cuộc sống rất vất vả vì không có thu nhập, lương hưu.

Sau này, Chính phủ cũng từng một vài lần đề cập tới vấn đề tinh giản biên chế với công chức, viên chức nhưng không được, bởi bài học từ thực hiện chế độ 176 khiến nhiều lao động không về hưu non nữa.

"Để tinh giản biên chế, tôi cho rằng các cơ quan nên xây dựng KPI hoặc các tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của công chức, viên chức, xem ai làm tốt thì khuyến khích khen thưởng, ai chưa làm tốt thì xem xét tinh giản biên chế. Không làm được điều này thì người muốn cho ra lại không ra, người không muốn cho ra lại ra mất", bà Hương nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật