Nhiều người theo dõi sự việc đã bức xúc đặt câu hỏi: Tại sao một người mẹ lại có hành động tiếp tay cho kẻ ác hãm hại con đẻ của mình như vậy?
Trao đổi với PV Báo PNVN, Thượng tá, TS. Đào Trung Hiếu (Chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an) cho rằng, trên thực tế đã có một số vụ xảy ra tại Việt Nam, khi người mẹ đã để người tình của mình có những hành vi đối xử rất tàn ác với con mình. Vụ cháu bé bị người tình của mẹ đóng 10 chiếc đinh vào đầu xảy ra tại huyện Thạch Thất (Hà Nội) cùng có một tính chất tâm lý như vụ việc kể trên.
Thượng tá Hiếu cho rằng, phụ nữ khi đã "qua một lần đò", chung sống với chồng hờ, thường có một tâm lý ở "cửa dưới". Những đứa trẻ sống cùng mẹ và dượng rất dễ có nguy cơ bị tổn thương, bị B.L. Nếu như người chồng này là một người vô cảm, côn đồ hoặc là một kẻ biếּn tháּi thì đứa trẻ rất dễ bị xâּm hạּi tìnּh dụּc.
"Những người phụ nữ khi đã đổ vỡ một lần và quyết định đi thêm bước nữa thường thì tâm lý sẽ bị lệ thuộc, họ sợ phản kháng trước những sai trái của người tình, sợ mất đi chỗ dựa tinh thần thêm một lần nữa. Do đó sẽ nhắm mắt làm ngơ trước những hành động B.H của người tình đối với con riêng của mình.
Trong trường hợp này, người phụ nữ có thể đã bị lệ thuộc về mặt tình cảm hoặc lệ thuộc về mặt đời sống vật chất và cũng có thể trong vụ việc này, người mẹ đã bị chồng hờ "thao túng tâm lý" bằng cách gây nghiện.
Ở một khía cạnh nữa, có thể người phụ nữ này coi đứa con như một chướng ngại, là một kết quả của cuộc tình đổ vỡ với người trước. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ như một nghĩa vụ, chứ không có một tình yêu thương thật lòng với đứa con của mình. Điều đó có thể dẫn tới trạng thái bỏ mặc mỗi khi có chuyện gì xảy ra. Do đó, trong mọi cuộc chia tay, nạn nhân đầu tiên là những đứa trẻ", ông Hiếu cho hay.
Thượng tá Hiếu cho rằng, hành vi của người mẹ trong vụ việc này rất đang lên án, khi đã tạo điều kiện thuận lợi để cho người tình hãּm hiếּp con riêng của mình và người mẹ này sẽ phải chịu trách nhiệm Hình Sự. Nếu là một người mẹ bình thường, đáng lẽ phải đứng ra để bảo vệ, thậm chí phải chiến đấu để bảo vệ con mình.
bị can Ngô Thị Sinh làm việc với cơ quan chức năng.
* Trước đó, ngày 22/2, viện KSND tỉnh Tuyên Quang đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Mạnh Cường (SN 1972, ở phường An Tường, TP Tuyên Quang) và Ngô Thị Sinh (SN 1993, ở xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) về tội hiếּp dâּm.
Tuy nhiên, thể hiện sự nhân văn của Pháp Luật, cơ quan chức năng cho bị can Ngô Thị Sinh được tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú do đang nuôi con nhỏ.
Về diễn tiến vụ việc, vào năm 2019, bị can Nguyễn Mạnh Cường có quan hệ tình cảm với Ngô Thị Sinh, cả hai có 1 con chung khoảng 2 tuổi. Đến giữa năm 2022, Cường nảy sinh ý định muốn quan hệ tìnּh dụּc với cháu H.K.L. sinh năm 2013, là con riêng của Sinh.
Cường bàn bạc với Sinh về việc quan hệ tìnּh dụּc với cháu L. và được Sinh đồng ý. Đến trưa ngày 17/2, Ngô Thị Sinh đưa cháu L. đến nhà nghỉ ở xã Trung Môn, huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) rồi cho cháu L. uống thuốc ngủ. Sau đó Sinh gọi điện thoại cho Cường đến để thực hiện hành vi hiếּp dâּm cháu L.