Chấm 21 điểm 0, tại sao phải yêu cầu cho kiểm tra lại?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phát hiện bảng điểm “bi đát” của lớp 8A6, Hiệu trưởng Trường THCS Châu Đức (Bà Rịa- Vũng Tàu) đã yêu cầu cô T. cho kiểm tra lại. Nhiều ý kiến cho rằng như vậy là ngành giáo dục không nhìn thẳng vào sự thật.
Chấm 21 điểm 0, tại sao phải yêu cầu cho kiểm tra lại?
Trường THCS Châu Đức

Ông Nguyễn Văn Trực, Phó Trưởng phòng GD-ĐT huyện Châu Đức cho hay, khi bảng điểm “bi đát” của lớp 8A6 Trường THCS Châu Đức được cô T. đưa lên hệ thống mang giáo dục Việt Nam VNEDU, hiệu trưởng nhà trường đã làm việc với cô T. đồng thời yêu cầu giáo viên này cho kiểm tra lại. Tuy nhiên, cô T. không đồng ý. Cô T. bảo vệ quan điểm không cho kiểm tra lại vì như vậy học sinh càng coi thường, không chịu học bài.

Phòng GD-ĐT Châu Đức đã yêu cầu Trường THCS Châu Đức xây dựng quy tắc, một bài kiểm tra phải có tỷ lệ % điểm từ trung bình trở lên mới vào sổ, nếu không đạt phải cho kiểm tra lại.

Giải thích rõ hơn với VietNamNet, ông Trực cho rằng Bộ GD-ĐT và địa phương không có văn bản quy định như vậy nhưng đây là quy chế nội bộ. Một bài kiểm tra nếu 60% học sinh bị điểm dưới trung bình thì có thể giáo viên ra đề không phù hợp, học trò không hiểu bài, hoặc giáo viên ra đề chỗ không dạy. Việc này là trách nhiệm của nhà trường mà cụ thể là tổ bộ môn phải kiểm tra lại.

“Kết quả của học trò đánh giá sức lực của giáo viên. Đôi khi các trường không có quy định rõ ràng nên giáo viên dạy xong, cho học sinh kiểm tra và điểm bao nhiêu cũng đưa vào sổ. Ngày xưa sổ điểm cá nhân có thể sửa được nhưng hiện nay điểm được đưa lên mạng không thể sửa được”, ông Trực nói và cho rằng giáo dục có quy tắc nhưng phải mang tính giáo dục. Việc đánh giá bằng điểm số hiện nay cũng đang có nhiều hạn chế.

Một giáo viên ở TP.HCM cho rằng, giáo dục hiện nay rất khác xưa nên khi có việc xảy ra, chưa biết cụ thể, những người làm quản lý lập tức nghĩ lỗi do giáo viên. Trong sự việc 21 học sinh bị điểm 0 này, vai trò của giáo viên rất lớn, nhưng lỗi lầm chủ yếu vẫn là học sinh vì rõ ràng các em rất lười học, coi thường môn phụ.Tiếc rằng phòng giáo dục và nhà trường không có cách xử lý khủng hoảng.

Theo ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, bài kiểm tra 15 phút môn Công nghệ, 1 lớp có 34 học sinh mà có đến 33 bài kiểm tra có điểm dưới trung bình, trong đó có 21 bài kiểm tra bị 0 điểm là sự việc bất thường cần được xem xét.

Để giải quyết việc bất thường này hiệu trưởng của trường phải tìm hiểu rõ nguyên nhân. Nếu lỗi ở giáo viên bộ môn như có thiếu sót trong truyền thụ kiến thức, trong việc ra đề kiểm tra, trong việc chấm điểm, trong việc quản lý học sinh trong quá trình dạy học hoặc có 1 trong những thiếu sót trên thì yêu cầu giáo viên làm kiểm điểm, xử lý đúng mức theo nội dung vi phạm nếu có. Đồng thời phải hủy bỏ bài kiểm tra, cho học sinh kiểm tra lại.

Thế nhưng, nếu lỗi ở học sinh như xem thường môn học, không nghiêm túc trong giờ học, không chịu học bài, làm bài,…thì cần có biện pháp thích hợp để uốn nắn, giáo dục học sinh nhằm ngăn ngừa sự việc tái phạm, đồng thời vẫn phải giữ nguyên kết quả điểm kiểm tra mà mỗi học sinh đã đạt được. Tức là không hủy bài kiểm tra đã làm và không cho làm bài kiểm tra lại.

Ông Ngai cho rằng khi chưa tiến hành làm những việc cần thiết nêu trên mà yêu cầu giáo viên bộ môn làm kiểm điểm, hủy bài kiểm tra đã làm, cho làm kiểm tra lại là không phù hợp với những quy định hiện hành. 

PGS Nguyễn Kim Hồng, Nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, khẳng định thầy cô là người quyết định việc dạy và thi cử. Để khắc phục tình trạng cho điểm tùy tiện là sử dụng bộ để chung của một trường/phòng/sở. Khi đó sẽ khắc phục được tình trạng thầy cô giáo cho điểm không đúng với việc học của học trò theo chương trình. 

Ông Hồng thông tin, ở một số nước cấu trúc 1 để kiểm tra là 6/4. Ở đây 6 là phần lấy từ kho dữ liệu để của trường/phòng/sở còn 4 là giáo viên ra. Hoặc tỉ lệ dành cho giáo viên có thể ít hơn hoặc bằng 40%. Dù vậy về nguyên tắc vẫn nên tôn trọng quyền của giáo viên trong việc ra đề kiểm tra. Bởi kiểm tra đánh giá trong lớp học là việc của giáo viên, nhà trường không nên can thiệp vào công việc của giáo viên nếu họ làm đúng vai trò và trách nhiệm của mình.

Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng hiện nay việc thực hiện kiểm tra, đánh giá trong lớp học chưa có độ tin tưởng cao và ít có giá trị so sánh vì chúng ta chưa xây dựng được một kho dữ liệu kiểm tra đánh giá (do các chuyên gia về kiểm tra đánh giá phối hợp với giáo viên xây dựng), nên còn có tình trạng đánh giá không chính xác, đánh giá theo “cảm tính”. Muốn khắc phục sớm muộn cũng phải xây dựng được bộ đề kiểm tra đánh giá để dùng chung.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật