Lấy tiền lì xì của con, ba mẹ có thể bị phạt đến 30 triệu đồng

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo quy định cũ, ba mẹ, người thân trong gia đình có thể bị phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng nếu chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên trong gia đình.
Lấy tiền lì xì của con, ba mẹ có thể bị phạt đến 30 triệu đồng
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nghị định 144/2021/NĐ-CP mới được Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính các hành vi B.L về kinh tế, thay thế cho Nghị định số 167/2013/NĐ-CP vẫn được áp dụng trước đây. Theo đó, tăng mức xử phạt, lấy tiền lì xì của con, ba mẹ có thể bị phạt đến 30 triệu đồng.

Lấy tiền lì xì của con ba mẹ có thể bị phạt

Theo khoản 1 Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi B.L về kinh tế. Đối với hành

Như vậy, có thể hiểu rằng. Chỉ khi có hành vi “chiếm đoạt tài sản riêng” của thành viên trong gia đình (cha, mẹ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em…) thì mới bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng. Mức phạt này đã tăng mạnh so với quy định cũ. Tại điểm a khoản 2 Điều 56 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Mức phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng.

Mặc dù thế cũng không thể quy chụp việc ba mẹ giữ tiền lì xì của con là hành vi “chiếm đoạt tài sản riêng của con” và áp dụng mức phạt đến 30 triệu đồng. Nhiều trường hợp ba mẹ chỉ muốn giúp con quản lý số tiền đó và trang trải vào các hoạt động cần thiết cho con.

Cũng rất hiếm trường hợp, cha mẹ giữ tiền lì xì của con vì muốn “chiếm đoạt tài sản” của con. Bởi vậy, mặc dù quy định là thế nhưng trên thực tế không quá khả thi khi thực hiện điều này. Không phải mọi trường hợp. Cha mẹ giữ hết tiền lì xì của con đều bị phạt đến 30 triệu đồng.

Ba mẹ không được lấy tiền lì xì của con

Khoản 1 Điều 75 Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định về vấn đề này. Theo đó, con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.

Đồng thời, theo Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình. Việc quản lý tài sản riêng (tiền lì xì của con) được quy định như sau:

  • Con từ đủ 15 tuổi trở lên được tự mình hoặc nhờ cha, mẹ giữ tiền lì xì.
  • Con dưới 15 tuổi sẽ do cha mẹ giữ tiền mừng tuổi. Khi còn đủ 15 tuổi trở lên, cha mẹ có thể đưa lại cho con; hoặc có thể sử dụng vì lợi ích của con. Tuy nhiên, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì khi sử dụng tiền lì xì của con. Cha mẹ phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con từ 15 – dưới 1‌8 tuổ‌i được tự giữ và sử dụng tiền lì xì của mình.

Như vậy, tùy vào độ tuổi của con để xem xét con có được giữ tiền lì xì của mình hay không.

Có được dùng bao lì xì in hình tiền Việt Nam không?

Bên cạnh vấn đề ba mẹ không được lấy tiền lì xì của con. Hiện theo khoản 3 Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ tiền Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã nghiêm cấm hành vi: “Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.”

Việc in tiền Việt Nam lên bao lì xì đơn thuần là tạo thêm màu sắc cho năm mới; không nhằm mục đích gian dối; sử dụng như tiền giả. Song đây vẫn là hành vi bị nghiêm cấm. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật.

Về mức xử phạt đối với hành vi in tiền Việt Nam lên bao lì xì hiện nay. Áp dụng tại khoản 4, 5 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đồng thời áp dụng hình phạt bổ sung tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật