Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhiều cổ phiếu bất động sản bị bán tháo

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tuần giao dịch khá ảm đạm của thị trường với các chỉ số giảm mạnh, thanh khoản vẫn chỉ ở mức thấp, nhà đầu tư rất thận trọng và phần lớn lựa chọn bán ra với nhiều cổ phiếu bất động sản trong danh mục được “ưu tiên“ đưa lên “đoạn đầu đài“.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhiều cổ phiếu bất động sản bị bán tháo
Ảnh minh họa

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 32,14 điểm (-3,05%), xuống 1.020,34 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 1,8% so với tuần trước xuống 69.833 tỷ đồng, khối lượng tăng 1,4% lên 4.012 triệu cổ phiếu.

HNX-Index giảm 7,69 điểm (-3,61%), xuống 205,3 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 9,5% xuống 6.245 tỷ đồng, khối lượng giảm 9,7% xuống 449 triệu cổ phiếu.

Trong tuần qua, nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu đã bị chốt lời sau tuần tăng nhẹ trước đó, với các cổ phiếu thép HPG (-10%), HSG (-12,6%), NKG (-12,1%), TLH (-10,85%), SMC (-8,6%) và hó‌a chấ‌t DGC (-9,4%), DCM (-3,8%), CSV (-10,1%) ...

Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán lùi bước với SSI (-10,7%), HCM (-8,4%), VND (-12,8%), VCI (-11,5%), FTS (-13,8%), CTS (-9,7%), VIX (-16,4%), AGR (-8,9%), TVB (-7,3%), ORS (-13,4%) …

Cổ phiếu dịch vụ tiêu dùng đồng loạt giảm với các cổ phiếu bán lẻ MWG (-4,3%), PNJ (-3,8%), DGW (-12,2%), trong khi đó, hai cổ phiếu hàng không VJC (-1,3%), HVN (-10,3%)...

Các nhóm ngành còn lại đều suy giảm như tiện ích cộng đồng (-2,8%), dược phẩm và y tế (-1,2%), dầu khí (-0,8%), hàng tiêu dùng (-0,6%), công nghệ thông tin (-0,2%)...

Trên sàn HOSE, cổ phiếu tăng tốt nhất và vượt trội là THI, nhưng giao dịch tại mã này rất ảm đạm với thanh khoản gần như không đáng kể. Tiếp theo là VRC, dù giao dịch không quá sôi động, nhưng giá cổ phiếu đã vượt qua đường SMA 50 ngày, khối lượng giao dịch cũng vượt mức trung bình 20 ngày.

Cổ phiếu EVF là điểm sáng, khi ba phiên gần nhất đều tăng mạnh, với hai phiên tăng kịch trần, dù gần đây không có thông tin nào mới đáng kể.

Cổ phiếu DHA nhận trợ lực từ kế hoạch trả cổ tức bằng tiền lên đến 30%. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức vào 04/1/2023 và thanh toán từ 13/1/2023.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu có câu chuyện riêng gần như đây IBC, GIL đều góp mặt. Trong đó, IBC đã ghi nhận 23 phiên liên tiếp gần nhất đều giảm sàn.

Cổ phiếu GIL có phiên “bull trap” vào 21/12 tăng 6,8%, còn lại 6 phiên từ 15/12 đến 23/12 đều giảm sàn. Cổ phiếu này chịu tác động từ việc đệ đơn kiện gã khổng lồ Amazon đòi khoản bồi thường 280 triệu USD.

Phần còn lại với 8 mã và chiếm trọn là những cổ phiếu bất động sản, với những cái tên tiếp tục gặp khó như HPX, NVL và những cái tên quen thuộc khác như DIG, NHA, SZC, DRH, TLD…

Trên sàn HNX, nổi lên cổ phiếu APS và L14 khi cả hai đều giảm sâu. Trong đó, APS mới đây đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt 250 triệu đồng do không đăng ký chào mua công khai theo quy định Pháp Luật.

Theo đó, từ ngày 22/9/2021 đến ngày 15/10/2021, APS đã mua vào 4,5 triệu cổ phiếu của CTCP Đầu tư Châu Á Thái Bình Dương (API), dẫn đến số lượng cổ phiếu sở hữu của APS và người có liên quan, cụ thể là ông Nguyễn Đỗ Lăng - Ủy viên HĐQT của API, đồng thời là Tổng Giám đốc của APS tăng từ 7.997.722 cổ phiếu lên 12.499.722 cổ phiếu API, tương ứng tỷ lệ sở hữu tăng từ 22,59% lên 35,31%, nhưng APS không đăng ký chào mua công khai.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc APS phải bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành vi vi phạm trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.

Trong khi đó, cổ phiếu L14 tiếp tục lao dốc, sau khi tuần trước lọt top giảm sâu nhất sàn với mức giảm gần 18%. Một cổ phiếu khác trong nhóm bất động sản khác đáng chú ý là CEO cũng góp mặt trong top các mã giảm sâu nhất sàn tuần qua.

Tuần này, UpCoM chào đón tân binh GCF của CTCP Thực phẩm G.C vào phiên 20/12 với 26 triệu cổ phiếu giao dịch, giá tham chiếu 12.000 đồng/cổ phiếu và cổ phiếu này đã liên tiếp có bốn phiên tăng kịch trần lên 21.600 đồng, thanh khoản vài chục nghìn đơn vị khớp lệnh/phiên.

Đáng chú ý khác là chỉ sau hai ngày chính thức giao dịch trên UpCoM, GCF đã chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 100:18.

TIN BÀI LIÊN QUAN

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật