Chuyện ít biết về ngọn núi bị lãng quên dưới chân Tháp Bút Hồ Gươm

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Qua nhiều thế hệ, địa danh Tháp Bút - Đài Nghiên đã trở thành một biểu tượng văn hoá đối với người dân Hà Nội nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Thế nhưng ít ai biết rằng, có một ngọn núi trăm tuổi mang câu chuyện lịch sử của riêng mình nép mình dưới toà Tháp Bút.
Chuyện ít biết về ngọn núi bị lãng quên dưới chân Tháp Bút Hồ Gươm
Ảnh minh họa.

Clip núi Độc Tôn nằm dưới chân Tháp Bút Hồ Gươm

Tọa lạc tại số 56 phố Đinh Tiên Hoàng (phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội), núi Độc Tôn là một phần của cụm kiến trúc Tháp Bút - Đài Nghiên, Đền Ngọc Sơn. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Dù có hàng trăm lượt du khách ghé thăm địa điểm này mỗi ngày, núi Độc Tôn vẫn là một bí ẩn đối với nhiều người. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Không rõ chính xác năm đắp núi nhưng nhiều tài liệu cho rằng, núi Độc Tôn được chúa Trịnh Doanh cho đắp lên từ một gò đất cao vào thời vua Lê Ý Tông (1735 - 1739), đến nay đã gần 300 tuổi. Nguyễn Hải Triều (Hà Nội) kể rằng, bản thân anh đến Hồ Gươm nhiều lần nhưng anh cũng không hề biết về ngọn núi Độc Tôn. "Mỗi công trình, kiến trúc ở quanh Hồ Gươm đều có giá trị lịch sử và nguồn gốc. Nếu có cơ hội tôi sẽ tìm hiểu sâu về các công trình này để nạp thêm kiến thức cho bản thân", Triều nói.

Núi Độc Tôn thực chất chỉ là một gò đất được đắp đá, danh xưng "núi" chỉ mang tính tượng trưng theo quan niệm phong thuỷ của người xưa. Tuy không quá đồ sộ, hùng vĩ như những ngọn núi trong tự nhiên nhưng núi Độc Tôn vẫn mang những giá trị của riêng mình. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Bài "Bút Tháp chí" được khắc trên thân tháp do Nguyễn Văn Siêu biên soạn năm 1865 đã khẳng định: "Tháp nhờ núi mà cao thêm, núi nhờ tháp mà truyền mãi". Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Loại đá được dùng để đắp nên ngọn núi là đá hộc, một dòng đá trong tự nhiên. Việc lựa chọn loại đá này đã phần nào thể hiện sự tài tình của ông cha ta khi chúng không chỉ mang lại hiệu quả về mặt thẩm mỹ mà còn có tính chịu lực. Mỗi viên đá đều có một kích thước, hình dạng, hoa văn đặc trưng riêng, tạo nên vẻ độc nhất vô nhị cho núi Độc Tôn. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Dưới chân Tháp Bút còn có một ngôi miếu nhỏ luôn ngập tràn hương khói mang tên "Sơn thần miếu". Nhiều chuyên gia cho rằng, công trình có ý nghĩa tiếp nối tục thờ thần đá, một tín ngưỡng dân gian của người Việt cổ đã sớm bị mai một. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Nép mình dưới chân ngọn tháp lịch sử, sự độc đáo của núi Độc Tôn chỉ hiện lên trước mắt những ai thực sự dành thời gian tìm hiểu về nó. Bên cạnh lớp đá trắng, nơi đây cũng ẩn giấu nhiều bia đá cổ mang giá trị lịch sử.

Một trong số đó là tấm bia "Thái Sơn thạch cảm đương". Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Việc hạn chế tài liệu ghi chép về núi Độc Tôn đã dẫn đến thực trạng leo trèo, dẫm đạp lên núi đá để chụp ảnh. Tuy nhiên, theo chia sẻ của thành viên ban quản lý di tích, khu vực này vài năm gần đây đã được cắm biển "cấm leo trèo" và tăng cường giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo sự ổn định của quần thể kiến trúc. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Ngày nay khi nhắc đến Tháp Bút, người ta chỉ nhớ đến hình ảnh một ngọn tháp cao nằm trên nền của một gò núi đá vô danh. Muốn những giá trị trăm năm lịch sử của núi Độc Tôn còn mãi, cần tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục cho du khách trong nước lẫn quốc tế. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật