Chương trình GDPT 2018: Làm thế nào để học sinh chủ động trải nghiệm ?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với việc lấy người học làm trung tâm, việc học sinh không tự tin tham gia các hoạt động trải nghiệm sẽ khiến cho tiết học trở lại với cách dạy trước kia.
Chương trình GDPT 2018: Làm thế nào để học sinh chủ động trải nghiệm ?
Ảnh minh họa.

Sáng nay (16/12), Phòng GD&ĐT huyện Ý Yên, Nam Định phối hợp với Công ty Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) đã tổ chức hội thảo trao đổi về việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 và giảng dạy bộ sách giáo khoa Cánh Diều đối với các khối 1, 2, 3 trên địa bàn.

Đây là hoạt động chuyên môn nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai giảng dạy chương trình mới, và là cơ hội để giáo viên hiểu rõ hơn về nội dung sách giáo khoa.

Để có cái nhìn cụ thể, Bài Góc sáng tạo - Viết, vẽ về mái ấm gia đình trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 (Cánh Diều) đã được dạy mẫu tại hội nghị.

Buổi dạy mẫu có sự tham dự của các giáo viên trên địa bàn huyện.

Trao đổi về tiết dạy mẫu với

Người Đưa Tin

, cô giáo Hà Thị Kim Tân - Giáo viên Trường Tiểu học Yên Xá cho biết: “Bài học hôm nay là một trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh trong Chương trình GDPT 2018. Bản chất là tập làm văn nhưng kết hợp giúp các em vừa viết văn vừa học mỹ thuật, mục tiêu tả và vẽ được ngôi nhà của mình. Qua các tiết dạy giúp dẫn dắt gợi mở cho học sinh, giúp các em tự tin, chủ động trong bài học”.

Cô Tân chia sẻ, trước tiết học phải tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh để có những bài tập phù hợp nhất, cùng với đó chuẩn bị tranh ảnh để có tư liệu giảng dạy. Trước những thay đổi hiện nay cô Tân cũng cho rằng các thầy cô phải trau dồi thêm kiến thức, cập nhật các hình thức dạy học mới mới có thể đạt hiệu quả giảng dạy.

Học sinh hoạt động nhóm trong tiết học.

Sau tiết dạy mẫu, đại diện tổ chuyên môn của trường Yên Xá cũng bày tỏ rằng hiện nay giáo viên còn cảm thấy băn khoăn, “ngại” khi dạy các tiết tập làm văn. Nguyên nhân là bởi ở tiểu học, học sinh vốn từ còn ít nhưng tiết viết văn lại diễn ra hàng tuần, để các cháu viết được thì giáo viên phải mất nhiều thời gian hướng dẫn.

Đồng quan điểm, một cô giáo đến từ Trường Tiểu Học Yên Dương chia sẻ với

Người Đưa Tin

: “Chương trình GDPT 2018 giúp học sinh chủ động tiếp thu, khi làm bài mỗi học sinh được làm theo ý hiểu của mình. Tuy nhiên, để học sinh viết được một bài văn về phía giáo viên cần có sự chuẩn bị, hướng dẫn kỹ lưỡng và mấy nhiều thời gian, rất khó để trong 1 tiết học các em có thể thành thạo hiểu viết văn và trình bày đẹp như vậy. Đặc biệt, nhiều thầy cô vẫn còn gặp khó khăn khi thực tế học sinh vẫn chưa biết thực hiện các hoạt động trong tiết học".

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình GDPT 2018 chia sẻ tại hội nghị.

Tại hội thảo, trước những câu hỏi của giáo viên, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình GDPT 2018 cũng có những đánh giá chuyên môn giúp cho các giáo viên hiểu rõ hơn về nội dung và phương thức giảng dạy của bộ môn Tiếng Việt. Theo ông Thuyết, đối với những buổi dạy mẫu cần phải có chuẩn bị kỹ, diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh thiên về “diễn”, nặng nề và đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu của tiết học.

Đại diện ngành giáo dục địa phương, chia sẻ với

Người Đưa Tin

, ông Bùi Anh Đào - Phó Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ý Yên cho biết: “Trong quá trình giảng dạy sách giáo khoa mới, để đem lại hiệu quả chúng tôi tổ chức các buổi trao đổi chuyên môn với các thầy cô biên soạn sách để giải quyết những vướng mắc khi sử dụng”.

Học sinh tự tin trình bày bài làm trước lớp.

Đánh giá về triển khai Chương trình mới đối với khối lớp 3, ông Đào bày tỏ rằng việc giảng dạy lớp 3 năm nay đã có sự chủ động hơn vì có tiền đề từ lớp 1 và lớp 2. Tuy nhiên, khi thực hiện vẫn còn khó khăn về cơ sở vật chất và giáo viên.

“Chúng tôi còn gặp lúng túng về chuẩn bị cơ sở vật chất nhất là đối với lớp 1, muốn triển khai chương trình mới rất cần phương tiện như tivi thông minh, máy chiếu, máy tính,… nhưng khi bắt đầu triển khai gần như các lớp tiểu học trên địa bàn tôi chưa có đầy đủ thiết bị”, ông Đào bày tỏ.

Để khắc phục, địa phương này đã tìm giải pháp huy động nguồn lực khác nhau và cố gắng trang bị từng khối để có phương tiện tối thiểu cho các em. Về vấn đề thiếu giáo viên, các trường sẽ huy động lực lượng giáo viên về hưu và các giáo sinh

.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật