Người ăn xin ngồi la liệt tại Lễ hội chùa Cổ Lễ - Nam Định

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều du khách khi hành hương lễ hội chùa Cổ Lễ (Thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) không khỏi phiền lòng khi người ăn xin ngồi la liệt bên lối vào chùa.
Người ăn xin ngồi la liệt tại Lễ hội chùa Cổ Lễ - Nam Định
Mùa Lễ hội năm nay, khi ghé thăm di tích kiến trúc nghệ thuật này, rất nhiều du khách bị làm phiền bởi những người ăn xin ngồi kín bên lối ra vào Chùa.

Chùa Cổ Lễ (thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định). Lễ hội Chùa Cổ Lễ (từ 13.9-16.9 Âm lịch) được xem là một trong những lễ hội mùa thu lớn nhất của tỉnh Nam Định. Nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng truyền thống được tổ chức tại lễ hội như: Lễ rước Phật, Đức Thánh Tổ và các tiết mục diễn xướng tâm kinh, trò chơi dân gian… Ảnh: Vũ Mừng  

Người ăn xin tại đây gồm nhiều độ tuổi, trong đó có cả những người khuyết tật.

Theo ghi nhận của PV, trong một buổi chiều, có hơn chục người ăn xin hoạt động trong khu vực khuôn viên chùa Cổ Lễ.

Những người ăn xin này thường tập trung tại một số khu vực có đông du khách qua lại như cổng chùa và hai cây cầu bắc qua hồ Chu Tích.

Trên cây cầu chính dẫn vào chùa, ngoài những người ăn xin đã chiếm một phần lối đi, những người bán hàng cũng thoải mái bày biện hàng quán, ô dù khiến lối đi lại của du khách trở nên chật hẹp, nhếch nhác.

Chị Nguyễn Phương T., người bán hàng tại cổng chùa Cổ Lễ ngao ngán: “Người ăn xin ngồi ở cổng đa phần là người già và người khuyết tật, mỗi khi có khách đi qua họ lại nài nỉ xin tiền cho bằng được. Những người khách vào quán tôi mua hàng họ phàn nàn nhiều lắm”.

“Đa phần những người ăn xin, ăn mày ở đây đều tự phát, cứ ở đâu có lễ hội, tập trung đông người là họ đến. Điều này, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống mà nguyên nhân một phần từ những người đi lễ muốn làm phúc, bố thí, làm việc thiện khi đến nơi đền, chùa. Từ đó, người ăn xin mới có “đất” để hành nghề. Tôi cũng biết, trong số những người ăn xin kia có cả những người khoẻ mạnh bình thường nhưng vẫn xin tiền của du khách. Để tránh tình trạng làm phúc không đúng đối tượng, tôi cũng mong Ban quản lý di tích tuyên truyền và cảnh báo tới du khách về hiện tượng này”, ông Vũ Văn H, người dân địa phương thông tin.

Anh Phan Hồng N, du khách tham quan Lễ hội bày tỏ: “Chùa Cổ Lễ là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng từ năm 1988 và là điểm tham quan nổi tiếng của tỉnh Nam Định. Lễ hội chính là dịp để người dân huyện Trực Ninh quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, các phong tục tập quán tốt đẹp nhằm thu hút du khách, nhưng chứng kiến cảnh người ăn xin có mặt ở khắp các ngả đường dẫn vào chùa, thậm chí ngay bên trong chùa khiến du khách không khỏi phiền lòng”.

Ảnh: Vũ Mừng 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật