Vật thể khổng lồ ngoài vũ trụ cản trở sự sống của Trái đất?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, một hành tinh có khối lượng gấp 318 lần địa cầu đã khiến ’vùng sống được’ của Trái Đất bị thu hẹp lại.
Vật thể khổng lồ ngoài vũ trụ cản trở sự sống của Trái đất?
Một nghiên cứu mới đến từ Trường Đại học California ở Riverside (UCR) - Mỹ đã phát hiện ra rằng Trái đất đã không đạt được các điều kiện hoàn hảo để sự sống phát triển.

Nguyên nhân đến từ chính quỹ đạo của địa cầu, chỉ cần lệch tâm hơn một chút, tức có hình elip dài hơn một chút thay vì gần tròn như ngày nay, có thể đã sở hữu nhiều sự sống hơn và nhiều vùng để sống hơn.

Những nghiên cứu trước đây đã chứng minh, quỹ đạo của Trái đất phụ thuộc nhiều vào Sao Mộc - hành tinh có khối lượng gấp 318 lần địa cầu và là hành tinh đầu tiên của hệ Mặt Trời.

Theo tác giả chính của nghiên cứu - Pam Vervoort, nếu vị trí của Sao Mộc vẫn giữ nguyên nhưng hình dạng quỹ đạo của nó thay đổi, nó thực sự có thể làm tăng khả năng sinh sống của Trái đất.

Sao Mộc quá lớn và có lực hấp dẫn quá mạnh nên trong suốt lịch sử của hệ Mặt Trời, nó đã góp phần quyết định số phận của các hành tinh anh em, đặc biệt là 4 hành tinh đá ở vùng "hệ Mặt Trời phía trong" là Sao Thủy, Sao Kim, Trái đất và Sao Hỏa.

Lý giải cho điều này, chúng ta có thể hình dung, nhiệt độ sinh sống được của một hành tinh sẽ xảy ra trong khoảng 0 đến 100 độ C - là nhiệt độ mà nước ở trạng thái lỏng. Đây là khoảng mà các dạng sống khác nhau có thể thích nghi và tồn tại.

Nếu lệch tâm hơn, nhiều vùng "chết" có nhiệt độ dưới 0 của Trái đất sẽ có cơ hội đến gần Mặt Trời hơn khi nó đi vào vùng hẹp của quỹ đạo elip, từ đó có nhiệt độ phù hợp với sự sống hơn, mở rộng "vùng sống được" của Trái đất.

Có thể điều đó không mang lại lợi ích cho loài người chúng ta, tuy nhiên nếu nó xảy ra, nhiều dạng sống hơn có thể đã sinh ra và tiến hóa tốt hơn trong buổi bình minh của địa cầu.

Nghiên cứu này đã cung cấp cái nhìn về những yếu tố định hình nên địa cầu ngày nay. Bên cạnh đó, nó cũng đem lại những thông số quan trọng để từ đó các nhà thiên văn có thể tái hiện mô hình của các hệ sao khác, xác định những hành tinh có khả năng sinh sống.

Sao Mộc được ví như người khổng lồ với lượng khí chỉ bằng 1 phần nghìn lượng khí ở Mặt trời, nhưng lại khối lượng lớn gấp 2,5 lần tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ mặt trời.

Nhìn từ từ bên ngoài, Mộc Tinh là một quả cầu dẹt, được bao quanh bởi một hệ thống vành đai bụi mỏng manh và quyển từ mạnh. Vành đai quanh sao Mộc gồm 3 phần: Phần hào quang trong cùng (Halo), phần sáng ở chính giữa (Main Ring), và vòng ngoài cùng (Gossamer Rings).

Hành tinh khổng lồ này được tạo chủ yếu bởi khí Hiđrô và Hêli, bao quanh một lõi rắn chứa các nguyên tố nặng hơn. Vũng lõi của sao Mộc là lớp Hiđrô có tính chất như kim loài dày đặc, lớp bên trên là lớp khinh khí trong suốt gồm Hiđrô lỏng và có thể biến dần sang một lớp ở thể khí.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật