Kiến trúc độc đáo bên trong trụ sở UBND TP.HCM 111 tuổi

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa ký quyết định xếp hạng tòa nhà hiện là Trụ sở UBND TPHCM (Quận 1, TPHCM) trở thành di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Kiến trúc độc đáo bên trong trụ sở UBND TP.HCM 111 tuổi
Ảnh minh họa

UBND TPHCM được giao quản lý nhà nước đối với di tích này theo quy định của Pháp Luật về di sản văn hóa.

Trụ sở UBND TPHCM được xây từ năm 1898 đến 1909 mới hoàn thành, do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế, riêng phần trang trí ban đầu do họa sĩ - điêu khắc gia Ruffier đảm trách. Công trình nổi tiếng này đã hơn trăm tuổi, là điểm nhấn kiến trúc ở trung tâm TPHCM và thu hút sự quan tâm của du khách.

Trụ sở UBND TPHCM được xây từ năm 1898 đến 1909 mới hoàn thành, do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế, riêng phần trang trí ban đầu do họa sĩ - điêu khắc gia Ruffier đảm trách.  

Sau khi chiếm được một số tỉnh của Nam Kỳ, đến năm 1870, chính quyền Pháp mới bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng một nhà làm việc chính thức cho Hội đồng thị xã. 

Khu Kinh Lấp (đường Nguyễn Huệ ngày nay) đã được lưu ý đầu tiên, nhưng vẫn còn e ngại về vấn đề đổ móng xây nền vì nơi đây là vùng đất bùn nên dự án kéo dài trong nhiều năm. 

Hội đồng thị xã do một Xã trưởng Tây đứng đầu nên được gọi là Dinh xã Tây (còn có tên Dinh đốc Lý) chính là tòa nhà UBND TPHCM hiện nay, tên tiếng Pháp Hôtel de Ville. 

Thời kỳ thuộc chính quyền Sài Gòn, một chức Ðô trưởng được đặt ra để trông coi thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn mà trụ sở đặt tại đây, nên dinh này được đổi tên là tòa Ðô Chính, hay còn gọi là tòa Đô sảnh. 

Tổng chi phí khoảng một triệu rưỡi franc. Năm 1909, tòa nhà được khánh thành với sự tham dự của viên Toàn quyền Ðông Dương nhân kỷ niệm 50 năm duy trì chính quyền thực dân Pháp tại Sài Gòn (1859-1909).

30 mét mặt tiền là trích dẫn hầu hết các yếu tố tạo thành phong cách kiến trúc thời Đệ tam cộng hòa Pháp (1870-1940): tháp chuông, cột Hy Lạp, tràng hoa, huy hiệu. 

Chính giữa mặt tiền là một kiểu trang trí đắp nổi có hình dáng một người phụ nữ mạnh khỏe và một đứa bé đang chế ngự thú dữ, hai bức đắp nổi người phụ nữ cầm gươm ở hai bên tượng trưng cho nước Pháp đi chinh phục thu‌ộc đị‌a. Màu sơn từng được sử dụng cho tòa nhà là trắng hoặc vàng. 

Về trang trí nội thất, ít có công trình nào sánh được về tính cầu kỳ, đa dạng bởi sự kết hợp giữa kiến trúc, điêu khắc và hội họa.

Nóc vòm chính trên trần lầu 1

Phần trang trí ở cầu thang

Lớp cửa kính sảnh hội nghị lầu 1 phản chiếu hình ảnh tượng đài Bác trên phố đi bộ Nguyễn Huệ có thể thấy không gian nhìn từ toà nhà có thể cho những vị chính khách, các đại biểu phóng tầm mắt nhìn ngắm sự phát triển của TP

Toà nhà 111 tuổi đã gắn liền với sự phát triển của TPHCM, chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử

Trụ sở UBND TPHCM cùng với một số công trình ở trung tâm thành phố như Dinh Thượng thư (trụ sở Sở Thông tin và Truyền thông), Nhà hát TP, Tòa án, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP đều có mỹ thuật cao, có nhiều câu chuyện lịch sử gắn liền, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật