Bí ẩn những dấu chân khổng lồ thách đố hiểu biết của các nhà khoa học về lịch sử nhân loại

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trái đất ngày xưa đã từng tồn tại người khổng lồ? Trải qua rất nhiều thế kỷ các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều bộ xương khổng lồ, các công trình đá được cho là do người khổng lồ xây dựng. Thậm chí ngày nay, một số người còn bắt gặp người khổng lồ ngoài đời thực.
Bí ẩn những dấu chân khổng lồ thách đố hiểu biết của các nhà khoa học về lịch sử nhân loại
Trên Trái đất có rất nhiều nơi in khắc những dấu chân khổng lồ, một số trong chúng có niên đại vô cùng xa xưa. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Trong những năm gần đây, các dấu chân của người khổng lồ cũng đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới như: Ấn Độ, Canada, Sri Lanka, Syria, Tây Ban Nha, Paraguay, Nam Phi, Trung Quốc, và thậm chí ở Việt Nam,…

Trên Trái đất có rất nhiều nơi in khắc những dấu chân khổng lồ như vậy, một số trong chúng có niên đại vô cùng xa xưa, có thể lên đến cả triệu năm, thậm chí hàng trăm triệu năm. Những bằng chứng này sẽ khiến chúng ta phải nhìn nhận lại lịch sử nhân loại.

Nhiều nhà khoa học đã lặn lội tới những nơi này để tận mắt chứng kiến và nghiên cứu về dấu chân người khổng lồ. Những gì mà họ khám phá, kiểm định ra thực sự khiến chúng ta phải sửng sốt.

Dấu chân khổng lồ dài 1,2m ở Nam Phi
Một trong những dấu chân gây tranh cãi nhất đã được tìm thấy ở châu Phi, vùng lân cận của thị trấn Mpaluzi, gần biên giới với Swaziland.
Năm 1912, một thợ săn có tên Stoffel Coetzee trong khi đang săn bắn ở một khu vực hẻo lánh Eastern Transvaal (hay Mpumalanga) của Nam Phi đã vô tình phát hiện ra một dấu chân khổng lồ bí ẩn được in trên đá granit.

Dấu chân khổng lồ dài tới 1,2m này khiến nhiều người liên tưởng tới dấu vết của một người khổng lồ tạo nên, một số khác lại cho rằng đây là sản phẩm chạm khắc của một ai đó và tất cả chỉ là một trò đùa. Tuy nhiên giả thuyết này bị nhiều người bác bỏ bởi dấu chân này nằm ở một khu vực rất cô lập và xa xôi của lục địa châu Phi. Hơn nữa, đá granit hay còn gọi là đá hoa cương là loại đá có độ cứng chỉ xếp sau kim cương nên rất khó để con người có thể chạm khắc lên đó. Không ai lại thực hiện một trò đùa với mức độ khó khăn rất lớn ở một nơi hẻo lánh như vậy.

Dấu chân khổng lồ in trên đá. (Ảnh chụp màn hình Youmake)

Một số còn cho rằng dấu chân này có thể chỉ là sản phẩm của tự nhiên thông qua quá trình bào mòn, bị phong hóa... Tuy nhiên khó có thể cho rằng tảng đá granit này có thể tạo thành hình dạng như vậy thông qua quá trình xói mòn thông thường. Vì thế bí ẩn về dấu chân này vẫn còn ở trong bóng tối cho đến tận ngày nay mà chưa ai có thể giải đáp được.

Dấu chân khổng lồ in trên đá. (Ảnh chụp màn hình Youmake)

Nhà khoa học, nhà thám hiểm Nam Phi là Michael Tellinger cho rằng dấu chân chính là bằng chứng thuyết phục nhất chứng tỏ sự tồn tại của người khổng lồ trên Trái Đất từ rất lâu trước đây.

Dấu chân khổng lồ có niên đại gần 300 triệu năm ở Trung Quốc
Gần đây, các nhiếp ảnh gia đến khám phá ngoại vi một ngôi làng Trung Quốc và đã có phát hiện gây chấn động. Họ phát hiện ra và chụp ảnh một dấu chân để lại bởi người khổng lồ.. So với bàn chân bình thường của con người, dấu chân in vào đá lớn hơn gấp nhiều lần.

Dấu chân của một cặp người khổng lồ trong ngôi đền Ain Dara
Ở phía tây bắc của Aleppo, Syria, có ngôi đền Ain Dara, có lịch sử bắt nguồn từ thời kỳ đồ sắt hàng nghìn năm trước.

Đền Ain Dara được chia thành ba phần: hiên vào, tiền sảnh và đại sảnh. Bên trong được trang trí bởi hàng trăm hình ảnh chạm khắc như: sư tử, thiên thần, những động vật bí ẩn, thần núi, thiết kế hình học, v.v.

Đặc biệt nhất là trên nền đá có dấu vết của 4 dấu chân khổng lồ, mỗi dấu chân dài khoảng 1m. Hai trong số bốn dấu chân nằm cạnh nhau ở hiên lối vào; một dấu chân ở phía trước của hai dấu chân đó; và dấu chân còn lại ở lối vào của đại sảnh.

Do hai dấu chân cuối cùng là dấu chân trái và phải cách nhau khoảng 9 mét nên một số người suy đoán đây có thể là dấu vết do một bước chân khổng lồ để lại. Nếu người khổng lồ này có sải bước 9 mét, thì chiều cao của người này phải là khoảng 20 mét.
Về nguồn gốc của những dấu chân này, có giả thuyết cho rằng chúng do những người khổng lồ để lại. Người cổ đại sau này, bị ấn tượng bởi những dấu chân ngoại cỡ và cho rằng chúng tạo ra bởi thần linh. Họ xây đền Ain Dara chính là để tôn thờ những dấu chân đó.

Dấu chân người khổng lồ ở Liban
Đầu năm 2005, một nhóm các nhà khoa học Nga đã đến Syria, Liban tham gia đoàn thám hiểm đặc biệt nghiên cứu dấu vết của người khổng lồ. Họ đã tới nhiều di tích lịch sử để cố gắng lý giải những điều bí ẩn về nền văn minh nhân loại.

Chiều dài dấu vết chân của người khổng lồ là 90cm, rộng 45 cm. Phần gót dài 20 cm, ngón cái dài 20cm, ngón út: 15 cm. Giáo sư giải phẫu Ralic Talgatovic đã căn cứ vào dấu chân người khổng lồ mà tính toán được người khổng lồ đó phải cân nặng từ 3,5 đến 5 tấn. Chiều cao từ 6,5 đến 10 mét.

Qua nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học nhận định như sau: Đá trắng là loại không bình thường ở khu vực này. Vào thời xa xưa, địa chất nơi đây cấu tạo như một dung dịch xi-măng chưa đóng cứng nên người khổng lồ khi giẫm chân mới để lại dấu vết lõm sâu gót tới 3 cm.

Theo Giáo sư Eric Myldasev, lãnh đạo khoa học của đoàn, đánh giá những dấu vết được cho là dấu chân người khổng lồ phát hiện thấy ở Syria như sau:

“Các dấu vết chân hoàn toàn rõ, không thành viên nào của Đoàn thám hiểm hoài nghi nó. Chúng tôi là các nhà khoa học đã nghiên cứu kỹ dấu vết và đi tới kết luận rằng: Việc đục chạm chúng trên đá ở đây ngay cả khi dùng dụng cụ hiện đại nhất cũng là điều không tưởng”.

Dấu chân khổng lồ núi Tha La, Bình Dương, Việt Nam
Núi Tha La nằm cách trung tâm tỉnh Bình Dương khoảng hơn 50 cây số và từ lâu, nó được cho là chốn linh thiêng bậc nhất của tỉnh.

Đặc biệt ở đây còn có câu chuyện về gần chục dấu chân khổng lồ, dài chừng nửa mét, rộng 20 cm, nằm rải rác, in sâu vào những phiến đá như từ thủa hồng hoang mở cõi khiến nhiều người tỏ ra vô cùng kinh ngạc. Theo nghiên cứu, với bàn chân dài nửa mét thì người có bàn chân như vậy phải cao ít nhất 3-5m, một chiều cao như vậy là “không tưởng” trong nhận thức của chúng ta ngày nay.

Những dấu vết trên đá này là hoàn toàn tự nhiên, không có sự tác động nào của con người. Ở những phiến đá khác không có vết chân in xuống cũng xuất hiện nhiều vết xước, vết lõm tự nhiên mang những hình thù kỳ lạ, hao hao giống các ngón tay, ngón chân của con người.
Theo những người dân trong vùng thì đó chưa phải là toàn bộ các dấu chân trên đá bởi có thể vẫn còn nhiều dấu chân khác chưa được phát hiện, có thể chúng đang nằm lẩn khuất đâu đây giữa mênh mông núi đá nơi này.

Ngón tay khổng lồ dài 38 cm
Cho đến nay, bằng chứng có ảnh hưởng nhất về sự tồn tại của người khổng lồ là bộ hài cốt ngón tay dài 38 cm được Gregory Sporri, một doanh nhân người Thụy Sĩ, 56 tuổi, công bố năm 2012 trên trang web BILD.de của Đức. Ông tuyên bố đã nhìn thấy ngón tay khổng lồ được ướp xác ở Ai Cập vào những năm 1980.

Gregory Sporri cho biết ông đã đi du lịch đến Ai Cập vào năm 1988. Vào ngày cuối cùng của chuyến đi, ông gặp một ông già tự nhận là kẻ trộm mộ tại Bir Hooker, cách Cairo 100 km về phía đông bắc. Ông già yêu cầu Gregory Sporri trả 300 đô la và cho ông xem một ngón tay khổng lồ.

Ngón tay được cho là của người khổng lồ. (Ảnh chụp màn hình video YouMaker)

Gregory Sporri mô tả rằng ngón tay được đặt trong một gói hình bầu dục và bốc ra mùi mốc. Sau khi mở ra, những chiếc móng bị hư hỏng vẫn còn hiện rõ, có vết mốc trên da bị rách. Ông già khẳng định không bán ngón tay của người khổng lồ, ông nói với Gregory Sporri rằng những món đồ mà gia đình ông lấy trộm được từ ngôi mộ đều có thể bán được, ngoại trừ ngón tay này. Cuối cùng, Gregory Sporri chỉ chụp một vài bức ảnh, một trong số đó là tờ tiền dài 15 cm đặt cạnh ngón tay để so sánh.

Gregory Sporri sau đó quay trở lại Ai Cập để tìm kiếm ông già và ngón tay người khổng lồ, nhưng tất cả đều đã biến mất.

Phát hiện các bộ xương của người khổng lồ tại khắp nơi trên thế giới
Nếu tồn tại các dấu chân người khổng lồ thì hẳn còn có các dấu tích khác về người khổng lồ từng tồn tại trong lịch sử. Những dấu tích đó là rất nhiều, một trong những bằng chứng xác thực nhất là các bộ xương của người khổng lồ được phát hiện khắp nơi trên thế giới.

Tháng 5/1912, các nhà khảo cổ thuộc ĐH Beloit, Mỹ khai quật được 18 bộ xương người khổng lồ tại khu vực hồ Delavan, Wisconsin. Sự việc nhanh chóng thu hút giới truyền thông với hơn 200 vụ việc đề cập tới, trong đó có những tờ báo nổi tiếng hàng đầu thế giới như The New York Times.

Năm 1931, 2 bộ khung xương rất to lớn được tìm thấy ở đáy hồ cạn Humboldt gần Lovelock. Một bộ xương cao 2,5m, được mô tả là được bọc trong tấm vải phủ nhựa, bộ khung xương còn lại cao 3m.

Năm 1950, hóa thạch của người khổng lồ có xương đùi dài đến 1,2 m được tìm thấy ở gần sông Euphrates của Thổ Nhĩ Kỳ và các nhà khoa học cho rằng người này cao chừng 5m.

Năm 1964, Klaus Dona, nhà nghiên cứu cổ vật người Áo, đã phát hiện được một số mảnh xương ở Ecuador, và kết quả giám định của các chuyên gia xác nhận tất cả chúng đều thuộc về một người khổng lồ cao 7,6 m.

Đặc biệt một trong những xác ướp người khổng lồ còn lưu giữ đến ngày nay là người khổng lồ 2 đầu Kap Dwa. Kap Dwa là một người khổng lồ cao đến 3,66m,đến từ miền đất Patagonia, thuộc khu vực Chile và Argentina ngày nay, một vùng đất được cho là nơi cư ngụ của những người khổng lồ trong một thời gian dài.

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1673 khi Kap Dwa bị bắt bởi các thủy thủ người Tây Ban Nha và bị giam giữ trong khoang tàu. Ở đây, Kap Dwa đã gây chiến với các thủy thủ và bị giết bởi một ngọn giáo xuyên qua lồng ngực.

Với ngoại hình kỳ dị: là người khổng lồ lại có hai đầu nên Kap Dwa đã được các thủy thủ ướp xác và bán cho một chủ rạp xiếc tại Anh. Sau khi qua tay nhiều người, cuối cùng, xác ướp Kap Dwa được vận chuyển trở lại châu Mỹ. c‌ơ th‌ể Kap Dwa hiện đang được bảo quản trong một bảo tàng tại Baltimore, Maryland, Mỹ.

Ngày nay, những người có chiều cao đến 2 mét đã có thể được gọi là người khổng lồ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Liên hợp quốc năm 1983, người đàn ông cao nhất vào thời điểm đó là Makhnov người Belarus với chiều cao 2,85 mét; người phụ nữ cao nhất là Allen của Hoa Kỳ với chiều cao 2,32 mét. Vì thế, việc xuất hiện những dấu tích của người khổng lồ cao 5m, 7m, thậm chí 10m có thể nói họ thuộc một chủ‌ng tộ‌c khác: chủ‌ng tộ‌c những người khổng lồ.

Nhưng không phải ai cũng tin rằng những văn vật cổ đại này có thể chứng minh sự tồn tại của người khổng lồ. Trên thực tế, nhiều người cho rằng đây chỉ là một câu chuyện hoang đường do người xưa dựng nên. Nhưng nếu người khổng lồ chỉ là một sự tưởng tượng của con người thì tại sao chúng ta lại thấy những dấu chân "siêu lớn" ở khắp nơi trên thế giới cùng với vô vàn những dấu vết cho thấy sự tồn tại của họ? Đồng thời niên đại của những dấu chân này lại nằm ngoài nhận thức của chúng ta.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật