Nhân viên rủ đi biển, giám đốc mang theo bút lông, kẹp quần áo: Hóa ra là cao thủ câu tôm!

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mang bút lông và kẹp quần áo ra biển? Tưởng ngốc, hóa ra là một “cao thủ“!
Nhân viên rủ đi biển, giám đốc mang theo bút lông, kẹp quần áo: Hóa ra là cao thủ câu tôm!
Ảnh minh họa

Trên một bãi biển ở Nhật, một người đàn ông đã phát hiện ra rất nhiều lỗ nhỏ trên bãi cát. Do đó ông đã mời vị giám đốc người Nhật Bản đến bãi biển này để hướng dẫn cách bắt sinh vật bên dưới lỗ cực kỳ độc đáo.

Clip: Cách bắt tôm tích cực kỳ sáng tạo của người Nhật Bản

Vị giám đốc này chỉ mang theo mấy cây bút lông (loại bút vẽ tranh thư pháp) và rất nhiều kẹp quần áo. Đầu tiên, ông dùng cuốc cào một lớp đất ở phía trên để lộ ra các hang nhỏ. Tiếp đến ông chọc đầu của bút lông xuống dưới và kéo lên những sinh vật đang ẩn mình trong hang.

Thì ra đó là những con tôm tích (Tên khoa học: Stomatopoda). Chúng đã kẹp vào đầu chổi để bảo vệ hang và sau đó đã bị kéo lên khỏi tổ. Khi đã bắt được vài con tôm tích thì vị giám đốc này mới sử dụng những chiếc kẹp quần áo.

Ông kẹp đuôi các con tôm bắt được bằng bút lông trước đó rồi thả xuống các hang khác. Theo phản xạ thì những con tôm tích sẽ kẹp vào đối thủ của mình và lúc này người bắt chỉ việc kéo nó lên khỏi tổ.

Tôm tích. Ảnh: Wiki

Thì ra vị giám đốc này là một ’cao thủ bắt tôm tích’ do xuất thân của ông từ vùng biển. Ông chia sẻ khi kéo con tôm lên thì phải dùng hai tay vì nếu chỉ dùng một tay thì có thể làm gãy càng của tôm và không kéo con tôm ra khỏi hang được.

Đa số các loài tôm tích đều sống ở những vũng, hố cạn dọc các bờ biển. Tôm tích là loài ’tôm dữ’ được ngư dân Âu Mỹ đặt cho biệt danh là "kẻ xé ngón cái" (Thumb splitters) vì loài tôm này có thể kẹp rách da ngón tay nếu không thận trọng khi gỡ chúng.

Tôm tích có tập tính bảo vệ lãnh thổ rất cao, có thể chiến đấu với bất cứ kẻ thù nào xâm phạm đến nơi ở của chúng. Do nắm được đặc tính này mà vị giám đốc đã sử dụng cách bắt tôm cực kỳ sáng tạo và hiệu quả trên.

Trong ẩm thực Nhật Bản, loài tôm này thường được luộc chín để ăn kèm trong món sushi và đôi khi được ăn sống như sashimi. Người Nhật gọi loài tôm này là ’tôm dế’ vì vẻ ngoài khá tương đồng với loài dế trũi (Tên khoa học: Gryllotalpidae).

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật