Diều Ăn Rắn| Loài Chim Săn Mồi Chuyên Ăn Rắn

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Diều ăn rắn ( Sagittarius serpentarius ) là một loài chim săn mồi to lớn, chúng sinh sống chủ yếu trên mặt đất, được tìm thấy nhiều ở Châu Phi, ở những đồng cỏ xavan thưa cây cối trong khu vực hạ Sahara. Loài chim này xuất hiện trên quốc huy của Sudan và Nam Phi.
Diều Ăn Rắn| Loài Chim Săn Mồi Chuyên Ăn Rắn
Diều ăn rắn – Photo: kknews.cc

Mô tả

Loài chim này, có thể được nhận ra ngay lập tức vì c‌ơ th‌ể trông giống như đại bàng hoặc chim ưng, nhưng khác là nó có một đôi chân cao lêu khêu như loài sếu, làm cho chiều cao của nó tăng lên đến 1,3m, chiều dài c‌ơ th‌ể loài chim này là 112-150cm, với cái đầu giống như chim ưng cùng với cái mỏ cong. Tuy nhiên cánh của loài chim mày lại thuôn tròn và chiều dài sải cánh là 200-225 cm. cân nặng trung bình của chúng là khoảng 3,3kg.

Mặc dù sinh sống chủ yếu dưới mặt đất, tuy nhiên khả năng bay của chúng thì không hề kém, chúng có thể bay ở độ cao 3.000 mét giống như loài đại bàng.

Có thể nói Diều ăn rắn là loài chim cao nhất trong số các loài chim săn mồi ban ngày. Cổ của nó không quá dài khi cúi xuống hết cỡ cũng không thể chạm vào được đất. vì thế khi chúng ăn mồi hay cúi đầu xuống uống nước, nó phải cúi rạp cả người xuống.

Nếu nhìn từ xa khi loài chim này đang bay, trông chúng giống như là sếu hơn là loài chim săn mồi. Đuôi của nó có 2 lông trung tâm khá dài, và dài hơn cả 2 chân khi nó bay. toàn c‌ơ th‌ể có 2 màu lông chính nổi bật, lông đùi, cánh và một phần đuôi thì có màu đen, trong khi phần lông còn lại của c‌ơ th‌ể có màu xám và trắng.

Diều ăn rắn – Photo: all-nationz.com

Cả chim trống và chim mái đều giống nhau. chim trưởng thành có cái mặt không lông màu đỏ còn chim chưa trưởng thành thì có khuôn mặt màu vàng.

Môi trường sống

Chúng là loài đặc hữu của vùng hạ Sahara và là loài không di trú. mặc dù khi thức ăn khan hiếm, chúng có thể bay đến những nơi có nguồn thức ăn tốt hơn. Phạm vi sinh sống của chúng kéo dài từ Senegal tới Somalia. Diều ăn rắn thích sinh sống tại các đồng cỏ thoáng đãng và xavan hơn là rừng và những nơi có cây bụi rậm rạp.

Những con chim này nghỉ ngơi trên các cành cây vào ban đêm còn ban ngày chúng lang thang trên mặt đất tìm kiếm thức ăn.

Diều ăn rắn ăn gì?

Nó săn bắt con mồi trong khi đi lại trên mặt đất hay lúc nó đang chạy, chúng thường đi săn theo từng cặp, thức ăn của chúng bao gồm côn trùng, thú nhỏ, thằn lằn, chim non, trứng chim và nhất là rắn. chúng ít khi tấn công các loài động vật ăn cỏ to, nhưng đã có ghi nhận loài Diều này dám tấn công và giết chết linh dương Gazelle nhưng là linh dương còn non.

Nhờ có đôi chân dài lên tới gần 1 mét nên chúng chạy rất nhanh và có thể quan sát con mồi từ trên cao. Khi phát hiện mồi chúng chạy trên mặt đất để rượt đuổi con mồi rồi dùng chân hoặc mỏ mổ lên con mồi cho đến khi nó choáng váng hoặc bất tỉnh rồi mới nuốt. những con mồi của chúng thường ẩn nấp trong các bụi cây cỏ.

Diều ăn rắn – Photo: wrgat.com

Sinh sản

Diều ăn rắn thường gắn kết thành các cặp một vợ một chồng, trong quá trình tán tỉnh, chúng thực hiện nghi thức kết đôi bằng cách bay liệng kể cả trên cao lẫn bay nhấp nhô và phát ra tiếng kêu rền rĩ. chúng còn thể hiện các nghi thức tán tỉnh bằng cách chạy trên mặt đất rượt đuổi theo nhau với cặp cánh mở ra rồi gập vào.

Tổ của chúng thường được làm ở độ cao 5 – 7 m trên cành cây, tổ rộng khoảng 2,5 m và sâu 30 cm, nguyên liệu làm tổ được làm từ những cành cây nhỏ.

Chim mái sẽ đẻ khoảng 2 – 3 quả trứng trong vòng 2 – 3 ngày, tuy nhiên quả trứng thứ 3 gần như là không nở hoặc nếu có nở ra thì con non thứ 3 này cũng hiếm có cơ hội sống sót. quá trình ấp trứng sẽ do chim mái thực hiện, và nó ấp trong khoảng 45 ngày.

Chim non được nuôi bằng thức ăn hóa lỏng và côn trùng do chim bố mẹ nôn ra và mớm vào miệng cho chim non, sau khi chim non cứng cáp hơn chúng sẽ được chim mẹ cho ăn cáu mẫu thịt của loài thú nhỏ hay các loài bò sát.

Diều ăn rắn là loài khá tàn nhẫn, nó giết chết các anh chị em song sinh, hoặc con chim yếu hơn thường bị chết đói. Chim bố mẹ phải cung cấp thức ăn cho đàn con mỗi giờ 1 lần và làm suốt điều này trong vòng 17 ngày, vì vậy việc chim non yếu nhất trong tổ sẽ có rất ít cơ hội được mớm thức ăn và thường sẽ bị đói rồi chết.

Chim non còn lông tơ có thể tự kiếm ăn sau khi nở khoảng 40 ngày, thế nhưng chim bố mẹ vẫn sẽ tiếp tục nuôi chúng đến sau thời điểm đó. cho đến khoảng thời gian 60 ngày thì chim non bắt đầu vỗ cánh và tiếp tới giai đoạn 65-80 ngày tuổi chúng có thể học bay, việc tập bay của chúng bao gồm việc nhảy ra khỏi tổ rồi rơi có kiểm soát xuống mặt đất, trong suốt quá trình rơi nó sẽ vỗ cánh liên tục.

Diều ăn rắn non – Photo: natgeotv.com

Sau thời gian đó chim non nhanh chóng học được cách săn mồi thông qua những chuyến bay cùng chim bố mẹ, và chỉ 1 thời gian  ngắn sau đó, chúng có thể tự kiếm ăn và sống cuộc sống tự lập.

Hiện trạng bảo tồn

Diều ăn rắn, được bảo vệ vì chúng giết chết rắn độc, tuy nhiên sự suy giảm của loài vẫn đang tiếp tục, một vài lý do liên quan đến sinh sản không thành công trong điều kiện nuôi nhốt.

Tuổi thọ

Diều ăn rắn có tuổi thọ khoảng 18 năm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật