Bất ngờ tìm thấy một nhánh mới của loài người xuất hiện từ cách đây 500.000 năm

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các nhà khoa học đã có phát hiện đột phá sau khi khai quật bằng chứng về một nhánh mới của loài người sinh sống ở châu Phi khoảng 500.000 năm trước.
Bất ngờ tìm thấy một nhánh mới của loài người xuất hiện từ cách đây 500.000 năm
Loài mới này được đặt tên là Homo bodoensis, đây có thể là tổ tiên trực tiếp của loài người hiện đại. Ảnh: Getty

Loài mới được đặt tên là Homo bodoensis, người ta cho rằng cộng đồng này từng sống trong kỷ nguyên Pleistocen. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây chính là tổ tiên trực tiếp của loài người hiện đại. Cái tên bodoensis xuất phát từ một hộp sọ được tìm thấy ở Bodo D’ar, Ethiopia.

Theo các chuyên gia, đây là thời kỳ quan trọng trong lịch sử vì nó cũng chứng kiến sự trỗi dậy của loài người chúng ta (Homo sapiens) ở châu Phi và họ hàng gần của chúng ta là người Neanderthal (Homo neanderthalensis) ở châu Âu.

Trên thực tế, thời kỳ này cũng là một vùng xám trong lịch sử, còn rất nhiều điều mà chúng ta cần phải nghiên cứu. Các nhà cổ sinh học gọi thời kỳ này là "vũng lầy ở giữa". Tác giả chính, Tiến sĩ Mirjana Roksandic, từ Đại học Winnipeg ở Canada, cho biết: "Hiện tại, nói về sự tiến hóa của loài người trong khoảng thời gian này là không thể do chúng ta thiếu thuật ngữ thích hợp để ghi nhận sự biến đổi địa lý đối với con người".

Theo các nhà nghiên cứu, việc đặt tên một loài mới là cực kỳ quan trọng. Ảnh: Getty

Với cách phân loại mới, Homo bodoensis sẽ được sử dụng để mô tả phần lớn người thuộc kỷ Pleistocen từ châu Phi và một số từ đông nam châu Âu. Theo Christopher Bae, đồng tác giả của nghiên cứu từ khoa nhân chủng học tại Đại học Hawai’i, Manoa, cách phân loại mới cho phép chúng ta trao đổi rõ ràng về giai đoạn quan trọng này trong lịch sử tiến hoá của con người.

Tiến sĩ Roksandic cho biết: "Đặt tên cho loài mới là một vấn đề lớn, vì Ủy ban Quốc tế về Danh pháp Động vật học chỉ cho phép thay đổi tên theo các quy tắc được xác định nghiêm ngặt. Mặc dù vậy, chúng tôi tự tin rằng cái tên này sẽ tồn tại lâu dài".

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên trong những tháng gần đây chúng ta thấy sự đột phá trong lĩnh vực Nhân loại học. Trở lại vào tháng 8, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy DNA cổ đại trong hài cốt của một người phụ nữ đã chết cách đây 7.200 năm ở Indonesia, khám phá tuyệt vời này đã thay đổi hiểu biết của chúng ta về hành trình di cư của loài người thời kỳ đầu.

Hài cốt được đặt tên là Bessé và được khai quật trong hang động Leang Panninge trên đảo Sulawesi của Indonesia. DNA nguyên vẹn được các nhà khoa học chiết xuất từ xương thái dương của Bessé, chúng thuộc một phần của tai trong.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật