Mưa lớn, sóng biển cao 5 m ở Cửa Lò

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bão số 8 (Kompasu) sáng 14/10 bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Bình gây mưa lớn, sóng biển cao 3-5 m.
Mưa lớn, sóng biển cao 5 m ở Cửa Lò
Sóng biển cao ở vùng biển thị xã Cửa Lò (Nghệ An). Ảnh: Phạm Trường.

Sáng 14/10, nhiều người dân thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đang tranh thủ di chuyển thuyền vào nơi cao ráo để tránh bão số 8 đang tiến về hướng đất liền. Tại các lồng bè nuôi cá, ngư dân chằng chéo để đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại khi bão đổ bộ.

Hiện, khu vực này xuất hiện từng đợt mưa lớn, sóng biển cao 3-5 m liên tục ập vào bờ khiến người dân lo lắng tình trạng sạt lở, đánh vỡ bờ kè lại tái diễn như năm 2020.

“Tránh tình trạng sóng lớn như năm ngoái, thiệt hại nặng nề, mọi người phải đưa thuyền lên phía trên đường lớn, dùng bạt phủ kín để tránh bị hư hỏng”, ông Lê Văn Mai (63 tuổi, trú phường Thu Thủy, thị xã Cửa Lò) nói.

Những hộ dân kinh doanh dọc bãi biển cũng được yêu cầu không bám trụ lại sau khi chằng chéo nhà cửa để đảm bảo an toàn.

Trao đổi với Zing, ông Võ Văn Hùng, Phó chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò, cho biết địa phương đã lên các phương án cần thiết cho việc ứng phó khi bão đổ bộ.

“Hơn 200 tàu thuyền đã vào nơi neo đậu an toàn từ hai ngày trước. Ngư dân các vùng nuôi trồng, lồng bè cũng được yêu cầu chằng chéo cẩn thận, hạn chế ra khu vực nguy hiểm trước giờ bão đổ bộ”, ông Hùng nói.

Trước đó, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Nghệ An đã lên phương án sơ tán 16.200 dân tại khu vực nguy hiểm theo từng cấp độ của bão để đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra bão mạnh, mưa, lũ lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất…

Hơn 3.400 phương tiện với 17.000 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản trên biển đã được yêu cầu không cho tàu thuyền ra khơi từ 0h ngày 10/10 để đảm bảo an toàn.

Ngư dân thị xã Cửa Lò (Nghệ An) đưa thuyền lên bờ tránh bão và chằng chéo lồng cá. Ảnh: Phạm Trường.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cho biết tỉnh có nhiều hồ, đập; trong đó, có nhiều hồ nhỏ, ách yếu, lâu đời. Hiện, toàn tỉnh có 1.035/1.061 hồ, đập đã đầy nước, đáng lo ngại khi bão đổ bộ và mưa lớn do hoàn lưu của bão.

Ngoài ra, Nghệ An hiện còn 33 điểm sạt lở; tuy nhiên, do kinh phí có hạn nên chưa thể khắc phục hoàn toàn.

Tại Hà Tĩnh, do ảnh hưởng của bão số 8, địa phương này xảy ra mưa lớn từ chiều 13/10 với lượng phổ biến 200-300 mm/đợt, có nơi trên 350 mm/đợt.

Sạt lở núi dọc quốc lộ 8 lên Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh). Ảnh: L.T.

Trước dự báo có các đợt mưa lớn, Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Nam Hà Tĩnh đã xả tràn 5 hồ chứa gồm Bộc Nguyên, Kim Sơn, Sông Rác, Thượng Sông Trí, Tàu Voi, từ ngày 8/10 tới nay.

Mưa lớn cũng khiến rú Nầm (xã Sơn Châu) và một ngọn núi khác tại Km 78+500, đoạn qua xã Sơn Kim (huyện Hương Sơn) bị sạt lở mái taluy dương. Hơn 1.000 m3 đất, đá đổ xuống đường, chắn ngang quốc lộ 8, đường lên Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bị ách tắc.

Ông Võ Trường Giang, Chi cục trưởng Chi cục quản lý đường bộ 2.3 (Cục quản lý đường bộ 2, Tổng cục Đường bộ Việt Nam), cho biết đơn vị đang phối hợp với cơ quan chức năng sớm khắc phục sự cố và cảnh báo, phân luồng các phương tiện lên, xuống cửa khẩu để sớm thông tuyến.

Lúc 4h ngày 14/10, tâm bão cách Thanh Hóa khoảng 300 km, Nghệ An 310 km, Hà Tĩnh 240 km. Sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 11.

Trong 12 giờ tới, bão đi theo hướng tây với vận tốc 20-25 km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Chiều 14/10, tâm áp thấp nhiệt đới nằm ngay trên vùng biển ven bờ từ Nam Định đến Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất cấp 7, giật cấp 9. Như vậy, bão sẽ suy yếu trước khi đi vào đất liền.

Áp thấp nhiệt đới sau đó đi chếch theo hướng tây tây nam, tiến vào khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình với vận tốc 20-25 km/h và tiếp tục suy yếu.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 13056
  1. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 8 tại Kiến Xương, Tiền Hải
  2. Trung bộ tiếp tục đợt mưa lớn kéo dài sau bão số 8
  3. Hà Nội có mưa rào, nhiệt độ thấp nhất 19 độ C
  4. Đảm bảo an toàn hồ chứa, đề phòng nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét ở miền núi
  5. Sóng biển dữ dội ở Thanh Hóa trước khi áp thấp đổ bộ
  6. Mưa lớn và nước biển dâng tại Tp.Sầm Sơn do ảnh hưởng bão số 8
  7. Áp thấp nhiệt đới suy yếu, không khí lạnh ảnh hưởng đến Thanh Hóa, nhiệt độ giảm mạnh
  8. Quảng Bình, Thừa Thiên Huế tiếp tục ứng phó với mưa do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 8
  9. Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sắp đi vào Thanh Hóa, Nghệ An
  10. Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sắp đi vào Thanh Hóa, Nghệ An
  11. Các địa phương ven biển Bắc Trung Bộ lên phương án sơ tán người dân
  12. Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, Bắc và Bắc Trung Bộ mưa to
  13. Bão số 8 suy yếu thành áp thấp đi vào Thanh Hóa-Nghệ An; xuất hiện hình thế hết sức nguy hiểm sau bão
  14. Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, chỉ còn cách bờ biển Hà Tĩnh 190km
  15. Bão số 8 cách Hà Tĩnh 240km, suy yếu trước khi đổ bộ đất liền
  16. Bão số 8 đang hướng vào Thanh Hóa - Hà Tĩnh
  17. Bão số 8 đi vào Vịnh Bắc Bộ, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình gió giật cấp 9
  18. Sáng 14/10, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế có nơi mưa rất to
  19. Bão số 8 vào Vịnh Bắc Bộ, hướng thẳng tới Thanh Hóa đến Quảng Bình
  20. Không khí lạnh liên tục tràn xuống ép bão số 8 suy yếu trước khi đổ bộ Thanh Hóa- Hà Tĩnh
  21. Hôm nay bão số 8 vào đất liền: Sẵn sàng ứng phó
Video và Bài nổi bật