Nếu không nộp lại khoản tiền 3,5 triệu USD ở Singapore, Phan Sào Nam có bị xem xét thêm trách nhiệm pháp lý?

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Luật sư cho biết, nếu Phan Sào Nam không nộp số tiền 3,5 triệu USD gửi tại một ngân hàng của Singapore, rất có sẽ phải đối mặt thêm với vấn đề pháp lý.
Nếu không nộp lại khoản tiền 3,5 triệu USD ở Singapore, Phan Sào Nam có bị xem xét thêm trách nhiệm pháp lý?
Phan Sào Nam tại phiên tòa ở TAND tỉnh Phú Thọ. Ảnh: CTV

PV Báo đã trao đổi với luật sư để tìm hiểu tình huống pháp lý xung quanh việc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ đề nghị TAND Tối cao Giám đốc thẩm với khoản tiền 3,5 triệu USD ở Singapore của Phan Sào Nam.

Trước đó, như Báo đã thông tin, theo Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ, đến ngày 10/9, số tiền Phan Sào Nam còn phải thi hành được xác định có điều kiện là 13,2 tỷ đồng.

Ngoài ra, cơ quan tố tụng xác định Phan Sào Nam còn khoản tiền 3,5 triệu USD gửi tại một ngân hàng của Singapore và phải thu hồi.

Tuy nhiên, khi xác minh đã phát hiện khoản tiền 3,5 triệu USD này không còn trước khi bản án của TAND tỉnh Phú Thọ được tuyên. 

Chính vì thế, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định chưa có điều kiện thi hành án và đang đề nghị TAND tối cao Giám đốc thẩm đối với số tiền này.

Luật sư Hà Thị Khuyên - Đoàn Luật sư TP Hà Nội phân tích, TAND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định giảm án tù cho Nam (ra tù trước hạn 2 năm).

VKSND cấp cao đã đề nghị TAND cấp cao tại Hà Nội xét xử theo thủ tục "giám đốc thẩm", theo hướng hủy các quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với Phan Sào Nam, tức phải tiếp tục thực hiện nốt hình phạt tù còn lại.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình Sự 2015, tại Điều 370 quy định: Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực Pháp Luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm Pháp Luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Luật sư Hà Thị Khuyên (Đoàn luật sư TP Hà Nội). Ảnh: NVCC

Bên cạnh đó, đối chiếu quy định khoản 1, 2, 3, Điều 373 Bộ luật Hình Sự 2015 về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, việc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ đề nghị TAND tối cao giám đốc thẩm với tình tiết 3,5 triệu USD trong tài khoản của Phan Sào Nam là hoàn toàn chính xác, đúng quy Pháp Luật định về trình tự tố tụng.

Do quá trình xét xử vụ án Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đã không làm rõ, không truy vấn đến cùng để thu hồi số tiền 3,5 triệu USD hiện đang ở đâu nên khó khăn cho việc thi hành án.  

Đây là một trong những căn cứ quan trọng để cơ quan thi hành án đề nghị TAND tối cao thực hiện thủ tục giám đốc thẩm (trước đó TAND cấp cao xét xử phúc thẩm chưa đề cập giải quyết).

Luật sư Hà Thị Khuyên nhận định, trong vụ án này Phan Sào Nam là đối tượng nộp lại số tiền lớn nhất so với các bị cáo khác, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thành xong nghĩa vụ.

Việc giao nộp tài sản của đối tượng này đang ở thế bị động, cơ quan tố tụng phát hiện tài sản tới đâu, đối tượng nộp tới đó chứ không hề chủ động giao nộp.

Điều này thể hiện qua việc cơ quan tố tụng xác định được 3,5 triệu USD gửi tại một ngân hàng của Singapore không còn trước khi bản án của TAND tỉnh Phú Thọ được tuyên, thể hiện sự không thành khẩn của đối tượng này.

Nghiên cứu vụ án, luật sư Khuyên cho rằng, do 3,5 triệu USD gửi tại một ngân hàng của Singapore không còn trước khi bản án của TAND tỉnh Phú Thọ được tuyên nên cơ quan tố tụng cần tiếp tục đấu tranh để Nam giao nộp tài sản.

Vị luật sư cho biết, nếu Phan Sào Nam không chủ động giao nộp tài sản, mà thông qua điều tra, cơ quan tố tụng phát hiện được tài sản đang được tẩu tán, đang được cất giấu, đang được người khác quản lý hộ…căn cứ khoản 1, Điều 165 Luật Thi hành án dân sự 2008, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà Nam sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm Hình Sự theo quy định của Pháp Luật.

Nếu bị xử lý Hình Sự, Phan Sào Nam sẽ đối mặt với "Tội không chấp hành án" theo điều 380 Bộ luật Hình Sự 2015, hình phạt cao nhất là 5 năm tù. Trường hợp Nam không khắc phục được thì phải tiếp tục thực hiện hình phạt tù và tiếp tục giao nộp số tiền thuộc trách nhiệm dân sự phải thi hành còn thiếu khi có điều kiện.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật