Tàu không số và những chiến công hiển hách trong kháng chiến chống Mỹ

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những đoàn tàu không số đã đóng góp vai trò rất to lớn vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy nhiên những chiến công chói lọi này lại ít được biết tới, do nó là thông tin tuyệt mật suốt thời chiến tranh.
Tàu không số và những chiến công hiển hách trong kháng chiến chống Mỹ
Trong kháng chiến chống Mỹ, sự tồn tại của những đoàn tàu không số và đường Hồ Chí Minh trên biển, được liệt vào hàng tối mật, rất ít người thực sự biết tới sự tồn tại của những hu

Xem Video: Huyền thoại về tàu không số Vũng Rô

//

Đường Hồ Chí Minh trên biển - đúng như tên gọi của nó - là con đường biển được chúng ta sử dụng để chi viện cho miền Nam, bắt đầu được thành lập từ ngày 23/10/1961.

Trong suốt quá trình tồn tại, đường Hồ Chí Minh trên biển cùng các đoàn tàu không số, đã thực hiện 2000 lượt vận tải, chi viện vũ khí vào Nam, cũng như đưa cán bộ cấp cao của ta vào Nam hay ra miền Bắc.

Nguồn gốc của tên gọi "Tàu không số", một phần đến từ sự bí mật của những con tàu vận tải này, khi chúng không được đánh số, không được đặt tên, và thường được cải trang như tàu cá.

Để qua mắt được đối phương, những cán bộ chiến sĩ trên tàu không số cũng được đào tạo để trở thành ngư dân chuyên nghiệp, với đủ mọi kỹ năng đi biển như ngư dân, ăn nói như ngư dân và đặc biệt là phải phơi nắng để có nước da đen như ngư dân đích thực.

Chưa hết, những con tàu không số khi đó cũng được cải trang rất công phu với hai đáy, một đáy phía dưới để cất vũ khí, một đáy bên trên để trữ cá, như những chiếc tàu biển đích thực.

Khi ra khơi, những con tàu không số không được phép phát liên lạc về nhà mà chỉ được phép nhận liên lạc đã được mã hóa được phát đi từ miền Bắc, đây là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo bí mật vị trí của những đoàn tàu không số.

Trường hợp duy nhất các đoàn tàu không số được phép liên lạc về nhà đó là khi đụng độ địch và phải giao tranh. Khi này, kênh liên lạc sẽ được mở lên để những chiến sĩ quả cảm trên tàu gửi lời vĩnh biệt về quê nhà.

Khác với đường Hồ Chí Minh qua dãy Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh trên biển có thể coi là "năng suất cao" khi chở được cùng lúc nhiều chục tấn hàng hóa vào tận sát Sài Gòn.

Tổng Quân ủy cho phép 50% hàng hóa của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển được phép tổn thất. Nghĩa là chỉ tiêu của ta, chỉ là đưa được 50% hàng hóa tới đích, cũng được coi là thành công.

Vượt xa kỳ vọng này, những đoàn tàu không số của ta đã đưa được tới 93% lượng hàng hóa đến đích, nhiều lần đưa đón cán bộ cao cấp ra Bắc vào Nam hoặc ngược lại, mức độ an toàn rất cao, mà thời gian lại ngắn, thường chỉ mất một tuần cho 1 chiều di chuyển - nhanh hơn nhiều so với đường bộ.

Vậy nên, nếu coi đường Hồ Chí Minh trên bộ là một huyền thoại, thì với đường Hồ Chí Minh trên biển, đây xứng đáng được coi là một biểu tượng vĩ đại, không những về quy mô, đóng góp cho cuộc chiến, mà còn vĩ đại vì sự bí mật không tưởng của nó. Nguồn ảnh: VNP.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật