Quả ngọt sau 13 năm hiếm muộn nhờ mang thai hộ

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau nhiều lần thụ tinh trong ống nghiệm thất bại, người phụ nữ 41 tuổi ở Đồng Nai gác ước mong tự mang thai, gửi hy vọng vào em gái của chồng.
Quả ngọt sau 13 năm hiếm muộn nhờ mang thai hộ
Bé gái chào đời khỏe mạnh, xinh xắn. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Vợ chồng chị kết hôn 13 năm trước với mong mỏi sớm chào đón con đầu lòng. Sau 6 năm, chị đi khám, được chẩn đoán u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng hai bên rất lớn và lạc nội mạc trong cơ tử cung, ứ dịch nặng hai ống dẫn trứng, cần can thiệp hỗ trợ sinh sản.

Chị trải qua cuộc phẫu thuật nội soi cắt bỏ ống dẫn trứng và u nang hai buồng trứng tại bệnh viện Hùng Vương (TP HCM).

Năm 2015, chị thụ tinh ống nghiệm, chỉ được chuyển phôi một lần do số phôi tạo được ít. Thất bại lần đầu, chị chọc hút trứng hai lần nữa để tạo phôi. Lần chuyển phôi thứ ba, chị đậu thai. Niềm vui chỉ vọn vẹn hai tháng thì chị sẩy thai. Bác sĩ tư vấn vợ chồng nên chọn giải pháp mang thai hộ.

Sau quá trình xét duyệt hồ sơ, một trong hai phôi cuối tạo từ con giống và trứng của anh chị được chuyển vào tử cung người mang thai hộ - em gái chồng, sinh năm 1984. Phôi thụ thai thành công. Em bé dần có tim thai, lớn dần, cử động trong tử cung người mẹ mang thai hộ.

Người mẹ mang thai hộ bị đái tháo đường thai kỳ, huyết áp cao phải nhập viện điều trị trong những tháng cuối thai kỳ khiến anh chị thấp thỏm. Vượt qua những trắc trở, bé gái chào đời khỏe mạnh tuần trước, sau 13 năm mong đợi của bố mẹ.

"Vợ chồng tôi mừng không thể miêu tả", chị nói.

Phó giáo sư Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc bệnh viện Hùng Vương, cho biết đây là trường hợp mang thai hộ thành công đầu tiên tại bệnh viện, sau khi chính thức được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, từ giữa năm 2019.

"Kỹ thuật này mở ra niềm hy vọng mới cho các cặp vợ chồng hiếm muộn với nguyên nhân liên quan người vợ, trong những trường hợp người vợ không thể mang thai được nhưng vẫn còn đủ trứng để tạo phôi với con giống người chồng", bác sĩ Tuyết nói.

Theo bác sĩ Tuyết, về phương diện kỹ thuật mang thai hộ, các đơn vị hỗ trợ sinh sản đều có thể thực hiện. Tuy nhiên, liên quan mang thai hộ còn nhiều vấn đề xã hội, luật pháp nên Bộ Y tế quy định rất nghiêm ngặt, chặt chẽ trong việc cho phép các đơn vị thực hiện. bệnh viện Hùng Vương là đơn vị thứ 5 cả nước và thứ ba tại TP HCM được cấp phép.

Từ năm 2015, Việt Nam cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, chỉ định trong trường hợp phụ nữ không có tử cung hoặc dị dạng tử cung bẩm sinh không thể mang thai hay bị cắt tử cung. Phụ nữ mắc các bệnh mà việc mang thai có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Người sẩy thai nhiều lần, tử cung không thể giữ thai đến đủ tháng và thất bại nhiều lần với kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Người mang thai hộ phải là thân thích, cùng hàng với vợ hoặc chồng, đã có con, được xác nhận đủ điều kiện của tổ chức y tế và chỉ được mang thai hộ một lần. Trường hợp người mang thai hộ đã có gia đình thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người chồng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật