Vệ tinh làm từ gỗ hoạt động ngoài không gian, điều chưa từng có từ trước đến nay

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cơ quan vũ trụ châu Âu sẽ phóng vệ tinh làm bằng gỗ vào cuối năm 2021 để xem liệu có hoạt động tốt trong các điều kiện nguy hiểm ngoài không gian.
Vệ tinh làm từ gỗ hoạt động ngoài không gian, điều chưa từng có từ trước đến nay
Ảnh minh họa

Thông thường vệ tinh truyền thống phần lớn làm bằng nhôm nhưng WISA WOODSAT là vệ tinh nano dựa trên tiêu chuẩn CubeSat có kích thước khoảng 10 cm làm bằng gỗ ép sẽ phóng vào vũ trụ vào cuối năm 2021.

Cơ quan vũ trụ châu Âu cho biết vệ tinh nặng khoảng 998 gram, do đơn vị Arctic Astronautics thiết kế sẽ đưa trên vụ trụ trên tên lửa Rocket Lab Electron ở New Zealand.

Sẽ có hai camera giám sát vệ tinh, một trong số đó có gậy tự sướng để xem cách vệ tinh hoạt động như thế nào trong môi trường không gian. Ngoài hai camera, thiết bị vệ tinh gỗ có các cảm biến áp suất giúp theo dõi áp suất trong các khoang, đồng thời chạy một thí nghiệm để kiểm tra cáp in 3D trong không gian. Có 9 pin năng lượng mặt trời cung cấp năng lượng cho nó.

Vệ tinh làm từ gỗ hoạt động ngoài không gian, điều chưa từng có từ trước đến nay

Jari Makinen, người đồng sáng lập Arctic Astronautics, đã đưa ra ý tưởng về việc đưa vệ tinh bằng gỗ hoạt động trong tầng bình lưu từ năm 2017.

Từ đó, Makinen muốn đưa vệ tinh lên quỹ đạo để xem liệu nó có thể chịu được sự khắc nghiệt trong không gian hay không.

Không giống như các vệ tinh truyền thống, phần lớn làm bằng nhôm, vật liệu cơ bản của vệ tinh này làm từ gỗ cây bạch dương.

Samuli Nyman, kỹ sư trưởng dự án nói: "Sự khác biệt chính là gỗ thông thường quá ẩm để sử dụng trong không gian, do đó, chúng tôi phải xử lý gỗ trong buồng chân không để làm khô. Chúng tôi cũng thử nghiệm các loại vecni, sơn mài khác trên một số phần của gỗ. Chúng tôi thêm một lớp nhôm oxit rất mỏng thường sử dụng để bao bọc thiết bị điện tử, để chống lại các tác động ăn mòn của oxy nguyên tử".

Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, oxy nguyên tử tạo ra khi bức xạ UV chia cắt các phân tử oxy, gây xói mòn bên ngoài các tàu con thoi trong sứ mệnh vào những năm 1960.

Kể từ đó, cơ quan không gian đã tạo ra những cách khác nhau để oxy nguyên tử không những không làm hỏng đồ mà còn tận dụng để giúp sự sống trên Trái Đất, chẳng hạn như biến bề mặt silicon thành thuỷ tinh hay cứu các tác phẩm nghệ thuật bị hư hỏng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật