“Bóc phốt”, xúc phạm Hoài Linh trên mạng có làm ta thánh thiện hơn?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ủng hộ xử lý triệt để nếu phát hiện hành vi gian dối trong sử dụng tiền từ thiện, nhưng nếu Hoài Linh có lỗi về sự chậm trễ, thiếu chuyên nghiệp, lỗi dưới góc độ đạo đức thì việc phán xét, nếu được hãy mang tình thương để ứng xử
“Bóc phốt”, xúc phạm Hoài Linh trên mạng có làm ta thánh thiện hơn?
“Bóc phốt” Hoài Linh có làm chúng ta thánh thiện hơn? (ảnh minh hoạ) 

Sự việc liên quan đến nghệ sĩ Hoài Linh làm "nóng" dư luận những ngày qua không chỉ là một sự việc đơn lẻ. Chúng ta đã từng chứng kiến một số nghệ sĩ, người nổi tiếng vướng vào những chuyện tương tự trong những năm gần đây.

Sự việc của Hoài Linh chỉ là gần nhất trong số đó.

Là người có thời gian dài làm việc cùng với các văn nghệ sĩ, trên mạng xã hội cũng có kết nối với trang của danh hài Hoài Linh, vì thế tôi (*) rất thông cảm với nghệ sĩ nói chung.

Ban đầu chắc chắn đến từ thành tâm, thiện ý của Hoài Linh đối với khó khăn của người dân ở miền Trung, tôi thấy tình cảm của anh ấy từ những dòng viết kêu gọi đầu tiên. Thế nhưng cũng đúng như những nghệ sĩ khác, họ có thể am hiểu trong lĩnh vực nghệ thuật của họ nhưng lại cũng rất “nghệ sĩ” trong lĩnh vực cần sự chuyên môn khác.

Chính vì làm từ thiện kiểu “nghệ sĩ” như vậy nên chúng ta thấy một số nghệ sĩ đã vướng những chuyện ồn ào trong khi tiền bạc vốn cần sự quản lý minh bạch, rõ ràng.

Thiếu đi người quản lý thạo việc giúp các nghệ sĩ giải tỏa những khó khăn này, những sai sót có thể bị đẩy xa đi bởi sự nóng vội muốn giảm độ nóng của dư luận.

Tuy nhiên điều mà tôi băn khoăn hơn cả là văn hóa ứng xử, đặc biệt là văn hóa ứng xử trên mạng xã hội.

dư luận luôn có những lý do riêng và mọi người đều có quyền đưa ra tiếng nói, quan điểm của riêng mình. Cụ thể ở đây là sự công kích, lên án mạnh mẽ của dư luận đối với việc “ngâm” tiền từ thiện của nghệ sĩ Hoài Linh.

Bản thân tôi cũng không quy kết đúng - sai cho bất kỳ một quan điểm trái chiều nào. Tuy nhiên, chúng ta nghĩ gì, nói gì hay làm gì cũng cần có những nguyên tắc nhất định đó là tôn trọng người được nhận xét.

Trên thực tế, qua vụ Hoài Linh, chúng ta nhận thấy quá nhiều người tự cho mình những quyền phán xét người khác mà không biết mạng xã hội không hề ảo như họ vẫn nghĩ. Vậy nên rất cần những nguyên tắc đạo đức trong tranh luận trên mạng xã hội cũng giống như những tranh luận khác ở ngoài đời sống thực.

Bản thân mỗi chúng ta không ai là hoàn hảo. Chúng ta cũng có những sai lầm nào đó nhưng nhờ có sự động viên, giúp đỡ của mọi người mà chúng ta vượt qua khó khăn để có những thành công nhất định.

Tất nhiên sẽ có những người lên án gay gắt những hành động của nghệ sĩ Hoài Linh nhưng chúng ta cũng cần tiếp cận sự việc này bằng một con mắt nhân ái, bao dung hơn.

Bởi vì chắc chắn không chỉ là tôi, Hoài Linh hay bất cứ ai đều sẽ rơi vào tâm trạng chán nản, thất vọng khi có những ý kiến tiêu cực về mình như vậy. Nhiều người đã lựa chọn đóng cửa trang mạng xã hội của mình để tránh bị những thông tin tiêu cực chi phối, nhưng kể cả trong trường hợp như vậy họ vẫn sẽ cực kỳ tuyệt vọng.

Không phản đối chuyện chúng ta nói ra sự thật nhưng việc nói cái gì, nói với ai, nói ở đâu, nói khi nào và nói thế nào trên không gian mạng cần có những quy tắc trong tranh luận, trong đó, dù chúng ta tôn trọng mọi ý kiến nhưng mỗi ý kiến cần phải cân nhắc trách nhiệm của mình đối với mình, đối với người bị phê phán và cả những người có liên quan khác.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật