Tấn công cơ sở hạt nhân Natanz: Tín hiệu không khoan nhượng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vụ tấn công cơ sở hạt nhân Natanz là đòn cảnh báo của Israel với Iran, đồng thời cũng gửi tín hiệu không khoan nhượng tới chính quyền Joe Biden.
Tấn công cơ sở hạt nhân Natanz: Tín hiệu không khoan nhượng
Mặc dù được bảo vệ nghiêm mật, các cơ sở hạt nhân Iran vẫn bị Israel tấn công

Israel tấn công cơ sở hạt nhân Natanz-Iran

Vào rạng sáng ngày 11 tháng 4, cơ sở hạt nhân Natanz ở Iran đã bị Israel tấn công. Cuộc tấn công diễn ra vào thời điểm nhạ‌y cả‌m, khi Iran và các cường quốc trên thế giới đang thảo luận về việc Washington quay trở lại Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) và việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

Theo tính toán của Israel, vì Iran không muốn gây nguy hiểm cho việc Mỹ quay trở lại JCPOA, nên phản ứng của nước này đối với cuộc tấn công Natanz có thể sẽ muộn màng và bị giới hạn nghiêm ngặt.

Vào ngày 11 tháng 4 năm 2021, Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) thông báo rằng cơ sở hạt nhân Natanz của họ đã gặp sự cố gây mất điện. Vài giờ sau, người đứng đầu AEOI Ali Akbar Salehi tuyên bố rằng, sự cố này thực chất là một âm mưu phá hoại bằng một vụ nổ. Theo Bộ Tình báo Iran, một thủ phạm đã được xác định và đang bị truy tìm.

Đây không phải là lần đầu tiên cơ sở hạt nhân Natanz bị tấn công. Cuộc tấn công đầu tiên được cho là diễn ra vào năm 2007, khi cơ sở này là mục tiêu trong một cuộc tấn công mạng kết hợp giữa Israel và Mỹ. Cuộc tấn công đã chèn một virus máy tính độc hại Stuxnet vào hệ thống của cơ sở này, dẫn đến thiệt hại nặng nề.

Vụ tấn công vào Natanz gần đây nhất trước vụ mất điện ngày 11 tháng 4 là vào tháng 7 năm 2020, khi một vụ nổ tại cơ sở này gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các máy ly tâm.

Cuộc tấn công mới nhất nhằm vào Natanz diễn ra chỉ một ngày sau khi chính quyền Tehran quyết định khởi động các máy ly tâm làm giàu uranium thế hệ mới tiên tiến hơn tại địa điểm này, phá vỡ những quy định trong Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA), hay còn gọi là Thỏa thuận Hạt nhân Iran 2015 (Iran nuclear Deal - IND).

Trong khi giới chức Tehran vẫn chưa xác định chính xác được ai là kẻ đứng sau vụ tấn công, truyền thông Iran đã chỉ đích danh thủ phạm là Israel, ngay cả tờ Jerusalem Post cũng thừa nhận rằng, thủ phạm thực sự là tổ chức tình báo lừng danh của Israel - Mossad.

Israel gửi thông điệp gì?

Ngay cả trước khi Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, các chuyên gia Iran đã rõ ràng rằng, một chính quyền Dân chủ lên cầm quyền sẽ quay trở lại JCPOA mà Tổng thống Cọng hòa Donald Trump đã rời bỏ khi còn đương nhiệm.

Các quốc gia Ả Rập theo dòng Sunni và Israel không hài lòng với cách tiếp cận Iran của Tổng thống Biden và Đại diện đặc biệt của ông về Iran Robert Malley. Họ cho rằng, Mỹ chuẩn bị dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt chống lại Iran và quay trở lại JCPOA “một cách mù quáng”.

Việc Tehran tung ra các máy ly tâm làm giàu uranium tiên tiến của mình có thể là lý do tại sao Israel quyết định tấn công Natanz lúc này.

Cuộc tấn công được cho là đã gây ra thiệt hại đủ lớn cho cơ sở để trì hoãn chương trình vũ khí hạt nhân của chế độ Hồi giáo trong một khoảng thời gian, và đó là một lời cảnh báo cho Tehran rằng, Israel sẽ không khoan nhượng với những tiến bộ này.

Đồng thời, cuộc tấn công cũng là một tín hiệu cho chính quyền Biden rằng, Israel sẽ tiếp tục các hoạt động của mình ở Iran khi nước này cho là cần thiết, bất kể việc Mỹ có thể thực hiện bất kỳ thỏa thuận nào với Iran.

Tuần trước, Tehran và Washington đã có các “tiếp xúc gián tiếp”, tức là Iran đã gặp các cường quốc trên thế giới tại Vienna để thảo luận về JCPOA, trong khi phái đoàn Mỹ hiện diện ở một khách sạn gần đó. Các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục vào tuần tới và rất có thể Iran và Mỹ sẽ gặp nhau.

Do Israel phản đối JCPOA như hiện tại, cuộc tấn công vào Natanz có thể là một cách để họ gia tăng áp lực lên Tehran, đồng thời cũng truyền đạt quan điểm của mình với chính quyền Biden.

Iran và Mỹ có thể không phải là người chủ động mở ra các cuộc đàm phán, nhưng chắc chắn rằng họ đang tham gia vào các cuộc đàm phán sau cánh cửa đóng kín.

Xét về những tiến bộ đạt được ở Vienna vào tuần trước, rất có thể Iran, Mỹ và các cường quốc khác trên thế giới đã đi đến một thỏa thuận tạo điều kiện cho việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran và để ngỏ khả năng Mỹ quay trở lại với JCPOA.

Nếu đúng như vậy, cuộc tấn công vào Natanz có thể là một phản ứng của Israel đối với bất kỳ sự đồng thuận chung nào giữa Mỹ và Iran.

Iran đang nhẫn nhịn chờ Mỹ quay trở lại JCPOA?

Iran sẽ đáp trả như thế nào?

Bộ Ngoại giao của Iran đã cáo buộc Israel về vụ tấn công và cho biết Iran sẽ trả thù. Tờ báo Kayhan của Iran có quan hệ mật thiết với Lãnh đạo Tối cao đã quy trách nhiệm về cuộc tấn công cho Israel, Mỹ và các quốc gia châu Âu giấu tên, đồng thời cho rằng, Iran phải rời khỏi các cuộc đàm phán JCPOA và trừng phạt cứng rắn đối với Israel.

Iran đang bị rơi vào tình thế khó khăn. Cuộc tấn công Natanz chỉ là một trong hàng loạt thất bại về tình báo và phản gián mà Cộng hòa Hồi giáo đã phải gánh chịu trong những năm gần đây. Mặc dù liên tục đe dọa trả đũa, nhưng Tehran vẫn chưa làm như vậy. Lần này có khác không?

Vì cuộc tấn công mới nhất của Natanz là một dấu hiệu đáng xấu hổ khác cho thấy sự yếu kém của các cơ cấu an ninh và tình báo Iran, Rouhani và bộ máy chính quyền của ông có thể không còn quyền lực cũng như ý chí ngăn chặn các phản ứng từ các lực lượng chính trị khác của Iran.

Chính quyền Tehran hiểu rằng, một phản ứng gay gắt có thể gây nguy hiểm cho các cuộc đàm phán JCPOA. Iran không muốn gì khác ngoài việc Mỹ quay trở lại thỏa thuận để các lệnh trừng phạt khắc nghiệt có thể được dỡ bỏ.

Đây là điều cần thiết đối với Tổng thống Iran, khi chính quyền của ông đã bị đả kích và chỉ trích nặng nề trong một thời gian dài từ các phe phái chính trị Iran khác, bao gồm cả IRGC.

Do đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani sẽ cố gắng thuyết phục cả Lãnh tụ tối cao và các lãnh đạo cao nhất của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) kiềm chế cho đến khi các cuộc đàm phán tại Vienna kết thúc và Mỹ tái gia nhập JCPOA. Nếu đàm phán đổ vỡ, khi đó Iran sẽ có những đáp trả cứng rắn cũng không muộn.

Theo các nguồn tin của Israel, Iran có khả năng sẽ kiềm chế các phản ứng quân sự của mình (hoặc trả đũa theo cách rất thận trọng) để không kích động chính quyền Biden hoặc các đảng viên Dân chủ Hoa Kỳ thân thiện với Israel, những người có thể quay lưng với chính sách thân Iran của Biden.

Sau khi Mỹ tái gia nhập JCPOA, Iran có khả năng sẽ tự do thực hiện các cuộc tấn công mạnh mẽ hơn nhằm vào Israel và các lợi ích của Israel, một cách trực tiếp, hoặc thông qua lực lượng dân quân Shiite ủy nhiệm của họ ở Lebanon (Hezbollah), Syria, Iraq hoặc Yemen (Houthi).

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật