Đám cưới chỉ mời 150 khách của Nữ hoàng Anh và Hoàng thân Philip

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngoài ra, để có thể cưới Nữ hoàng Elizabeth II, Hoàng thân Philip phải từ bỏ tước hiệu Hoàng tử Hy Lạp của mình để trở thành công dân Anh.
Đám cưới chỉ mời 150 khách của Nữ hoàng Anh và Hoàng thân Philip
Ảnh minh họa

Mối quan hệ của Hoàng thân Philip và Nữ hoàng Elizabeth II bắt đầu từ khi họ còn trẻ và nữ hoàng vẫn còn là công chúa. Năm 13 tuổi, trong một lần theo chân gia đình đến thăm Học viện Hải quân Hoàng gia Britannica, Công chúa Elizabeth ngày đó lập tức phải lòng Hoàng tử Hy Lạp Philip đang được đào tạo sĩ quan ở đó. Những năm sau đó và suốt Thế chiến II, họ trao đổi thư từ qua lại với nhau.

Không lâu sau khi kết thúc chiến tranh, Hoàng tử Philip cầu hôn Công chúa Elizabeth tại Scotland. Chiếc nhẫn đính hôn do Philip Antrobus, một nhà kim hoàn ở London, chế tác từ những viên kim cương trên vương miện của mẹ hoàng tử.

Tuy nhiên, hôn ước được giữ kín cho đến khi công chúa bước sang tuổi 21 theo lời đề nghị của Vua George VI, cha của công chúa, người trị vì nước Anh thời điểm đó. Ngoài ra, để có thể cưới Công chúa Elizabeth, Hoàng tử Philip phải từ bỏ tước hiệu Hoàng tử Hy Lạp của mình để trở thành công dân Anh.

Sau nhiều trắc trở, hôn lễ được ấn định vào ngày 20/11/1947 và diễn ra tại Tu viện Westminster. Thay vì tổ chức một sự kiện hoành tráng, Vua George VI yêu cầu một đám cưới gọn nhẹ nhất có thể để không làm mất lòng người dân bởi đất nước mới trải qua chiến tranh.

Váy cưới của công chúa được thiết kế bởi Norman Hartnell, làm từ lụa ngà, vải satin duchesse và chỉ bạc, đính pha lê và 10.000 hạt ngọc trai, kèm theo chiếc mạng che mặt dài hơn 4,5 m. Chiếc váy được hoàn thành trong 7 tuần bởi 350 thợ may có tay nghề cao.

Tương tự nhiều cô dâu vào thời điểm đó, Công chúa Elizabeth phải tiết kiệm tem phiếu để có thể mua nguyên liệu thiết kế váy cưới của mình. Chính phủ Anh đã gửi thêm 200 tem phiếu để giúp đỡ bà.

Vương miện ngày cưới của Công chúa Elizabeth có tên Queen Mary Fringe Tiara. Nó vốn là món quà cưới năm 1893 của Nữ hoàng Mary, bà công chúa. Ngoài ra, cô dâu được điểm trang bằng 2 chiếc vòng ngọc trai, một trong số đó được cho là của Nữ hoàng Anne.

Bó hoa cưới của Công chúa Elizabeth cũng tương tự mọi bó hoa cưới của cô dâu hoàng gia Anh - đều chứa hoa myrtle từ bụi hoa myrtle do Nữ hoàng Victoria trồng. Loài hoa này cũng xuất hiện trên các ghế ngồi trong tiệc chiêu đãi sau hôn lễ ở Cung điện Buckingham, bên cạnh bó hoa cẩm chướng trắng lẫn hồng trên bàn tiệc.

Bởi đây là đám cưới của nữ hoàng tương lai, hôn lễ được tường thuật trực tiếp tới hàng triệu người dân thông qua radio. Gần 2.000 khách tham dự đám cưới lịch sử này, bao gồm Vua của Iraq, Công chúa Juliana và Hoàng tử Bernhard của Hà Lan, Đại công tước Luxembourg và Công chúa Elisabeth của Luxembourg.

Hai chiếc nhẫn cưới được làm từ một khối vàng ở mỏ Clogau St David. Theo nhà viết tiểu sử hoàng gia Anh Ingrid Seward, Công tước Philip khắc một lời nhắn bí mật vào chiếc nhẫn trao cho vợ mà chỉ người khắc chúng, ông và Công chúa Elizabeth biết được nội dung.

Sau khi phần lễ nghi kết thúc, tiệc chiêu đãi được tổ chức tại Cung điện Buckingham và chỉ dành cho 150 khách mời. Các món ăn được phục vụ bao gồm Filet de Sole Mountbatten, Perdreau en Casserole và Bombe Glacée Princess Elizabeth. Tại đây, đôi uyên ương cắt bánh cưới được trang trí cầu kỳ nặng 227 kg, cao 2,7 m bằng kiếm của chú rể.

Hơn 10.000 người gửi điện tín chúc mừng hôn lễ của Công chúa Elizabeth và Công tước Philip. 2.500 món quà cưới được gửi từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm tấm vải do đích thân Mahatma Gandhi tự dệt. Sau tiệc chiêu đãi, đôi uyên ương đi đến ga Waterloo cùng chú chó corgi Susan để bắt chuyến tàu đến Hampshire. Họ dành đêm tân hôn tại Broadlands, quê hương của chú Philip. Phần còn lại của tuần trăng mật hoàng gia diễn ra tại Birkhall (Scotland).

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật