Phan thành xuất hiện có làm thay đổi vụ án bà dương thị bạch diệp?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Luật sư của bà Diệp cho rằng việc xuất hiện hợp đồng ba bên có thể làm thay đổi bản chất vụ án. Tranh chấp giữa Agribank và công ty của bà Diệp trở thành quan hệ dân sự về cho vay.
Phan thành xuất hiện có làm thay đổi vụ án bà dương thị bạch diệp?
Ảnh minh họa

Hai ngày xét xử bà Dương Thị Bạch Diệp, ông Nguyễn Thành Tài cùng 8 bị cáo vừa qua, nhiều chứng cứ và tình tiết mới được đem ra tranh luận công khai tại tòa.

Đáng chú ý, việc xuất hiện của hợp đồng ba bên giữa Ngân hàng Agribank - Công ty Diệp Bạch Dương - Công ty TNHH TMDV Phan Thành (gọi tắt là Phan Thành) về việc cho thuê tài sản 185 Hai Bà Trưng và sự có mặt của đại diện Phòng Công chứng số 1 liên quan đến nhà 57 Cao Thắng đã đặt ra thêm nhiều vấn đề cần được làm rõ.

Xem Video: Nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp bị đề nghị án chung thân

//

Có hay không hợp đồng công chứng nhà 57 Cao Thắng?

Xuyên suốt những ngày xét xử, bà Dương Thị Bạch Diệp liên tục khẳng định không hề có hợp đồng công chứng nhà 57 Cao Thắng. bị cáo Diệp cho rằng bà không hề ký hợp đồng vào ngày 31/12/2008 và nói bản hợp đồng được cung cấp trong hồ sơ vụ án này là giả mạo.

Theo bà Diệp, bà đã mua tài sản 57 Cao Thắng trị giá 21.000 lượng. Bà chỉ ký với Agribank duy nhất hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai đối với nhà đất này để vay 9.040 lượng vàng vào ngày 28/10/2008. Cùng ngày đó, Agribank cho bà ký hợp đồng tín dụng vay 14.000 lượng, tài sản thế chấp là 57 Cao Thắng và 181 Hai Bà Trưng. Sau khi ký, Agribank giải ngân cho bà Diệp 14.000 lượng.

Khoản nợ này bà cho rằng đã tất toán cả gốc lẫn lãi vào ngày 30/1/2011. Việc xuất hiện thêm bản hợp đồng thế chấp nhà 57 Cao Thắng ký vào ngày 31/12/2008 để vay 8.700 lượng, theo bà Diệp là giả.

Đồng thời, bà Diệp khẳng định mình không thể nào có mặt tại Phòng Công chứng số 1 (TP.HCM) vào ngày 31/12/2008 để ký hợp đồng công chứng như Agribank và người đại diện phòng công chứng nói.

Bà Dương Thị Bạch Diệp khẳng định không thế chấp nhà 57 Cao Thắng. Ảnh: Chí Hùng.

"Chồng tôi sinh ngày 1/1, năm nào cũng thế, từ ngày 30/12 là tôi đã ra Quy Nhơn (Bình Định) làm sinh nhật. Sáng 31/12 đó tôi đang ở Quy Nhơn thì được báo phải đi về để lên ký hợp đồng vay 67.000 lượng. Chúng tôi hoàn toàn không có mặt ở TP.HCM", bà Diệp tranh luận tại phiên tòa chiều 24/3.

Trong khi đó, ông Nguyễn Chí Hoàng, đại diện Phòng Công chứng số 1, khẳng định ngày 31/12/2008, bà Diệp có đến phòng công chứng để ký hồ sơ. Tuy nhiên, ông Hoàng cho biết thời điểm đó ông chưa về làm tại đây mà chỉ nghe qua những người ở đây nói như vậy.

Còn về hợp đồng công chứng nhà đất 57 Cao Thắng, bà Diệp khẳng định không hề có trong hệ thống của phòng công chứng và Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp. Trong khi đó, Agribank lại trình ra bản chính của hợp đồng này. Người của Phòng Công chứng số 1 cũng chứng minh hợp đồng hoàn toàn có trên hệ thống.

Theo ông Hoàng lý giải, nhà 57 Cao Thắng không phải là tài sản ngăn chặn nên nếu tìm theo tài sản ngăn chặn sẽ không thể ra mà phải tìm trên lịch sử giao dịch. "Trước năm 2015, về kỹ thuật, khi tra thông tin trên phần mềm chung thì công chứng viên và cán bộ nghiệp vụ có tài khoản đăng ký và hàng tháng nộp tiền mới tra được", ông Hoàng nói và cho rằng có thể do mỗi phòng có cách đánh thứ tự khác nhau nên tra cứu sẽ không thấy.

Song, dựa vào việc tra cứu thông tin lịch sử giao dịch, luật sư Phan Trung Hoài (người bào chữa cho bà Dương Thị Bạch Diệp) phát hiện với hợp đồng thế chấp 57 Cao Thắng, việc công chứng được thể hiện thực hiện vào ngày 16/1/2009. Trong khi đó, Ngân hàng Agribank và cả Phòng Công chứng số 1 khẳng định việc công chứng hợp đồng thế chấp nhà 57 Cao Thắng là vào ngày 31/12/2008.

Hợp đồng ba bên có sự tham gia của Phan Thành

Phiên tòa diễn biến gay cấn hơn khi tại phiên xử chiều 24/3, luật sư Phan Trung Hoài bất ngờ trình cho HĐXX văn bản thỏa thuận được lập ngày 18/9/2014.

Văn bản này thể hiện bên nhận tài sản thế chấp (bên A) là Agribank, bên thế chấp (bên B) là Công ty Diệp Bạch Dương và bên thuê tài sản (bên C) là Phan Thành. Tài sản được đem ra giao dịch là nhà đất 179bis-181-183-185 Hai Bà Trưng.

Song, thời điểm đó, tài sản 185 Hai Bà Trưng đang được thế chấp tại Agribank để hoán đổi với 57 Cao Thắng. Tuy vậy, Công ty Diệp Bạch Dương vẫn ký hợp đồng cho Phan Thành thuê lại tổ hợp nhà đất trên với sự đồng ý của Agribank.

Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Chí Hùng.

Theo luật sư của bà Diệp, Agribank giải thích việc đồng ý cho Phan Thành thuê là theo nguyện vọng và yêu cầu của Công ty Diệp Bạch Dương nhằm có nguồn thu trả nợ cho ngân hàng. Nhưng trong văn bản thỏa thuận ba bên nói rằng 185 Hai Bà Trưng là tài sản đang thế chấp cho ngân hàng thì việc giao dịch này không đúng.

Luật sư Hoài cho rằng về mặt pháp lý và ý chí, thời điểm này Agribank đã biết tài sản này đang thế chấp, chứ không phải đến năm 2017 mới biết như lời trình bày của ngân hàng này.

Bà Diệp cũng bác bỏ lời trình bày của Agribank nói tới 2017 mới biết việc thế chấp. Bởi theo bà, từ năm 2013 bà và Agribank đã có cuộc họp với Sở TN&MT nói về việc thế chấp 185 Hai Bà Trưng, cuộc họp đó có lập biên bản.

"Agribank nói hoàn toàn không biết bà Diệp đã cố tình lấy 185 Hai Bà Trưng thế chấp cho Sacombank mà không hoán đổi với tài sản 57 Cao Thắng là không đúng. Tài liệu mới này làm thay đổi bản chất câu chuyện. Nó sẽ quay lại cái gốc Agribank và Công ty Diệp Bạch Dương tranh chấp với nhau quan hệ công nợ bằng con đường tòa án dân sự", luật sư Hoài lập luận.

Mâu thuẫn trong tờ trình cấp đổi quyền sử dụng đất

Với tờ trình cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà 57 Cao Thắng (cập nhật sau khi bà Diệp đã sửa chữa lại nhà), tài liệu trong hồ sơ ghi lập ngày 4/1/2011 nhưng trên tờ trình lại đề ngày 13/1/2010 - tức gần một năm trước.

Trong đó, ông Phạm Ngọc Liên, Giám đốc Trung tâm thông tin Tài nguyên - Môi trường, bút phê 2 lần đề ngày 20/1/2010. Trong khi ông Đoàn Thành và ông Đào Anh Kiệt ký ngày 20/1/2011 và 25/1/2011.

Về sự mâu thuẫn về thời gian này, những người ký trong tờ trình có mặt tại tòa đều cho rằng do nhầm lẫn hoặc "nhầm do đánh máy". Họ khẳng định bản chất tờ trình là ký vào năm 2011 chứ không phải 2010. Còn vào thời điểm này, dù chủ sở hữu không có yêu cầu cấp giấy mới thì theo quy định vẫn phải cấp đổi mới giấy chứng nhận chủ quyền.

HĐXX cho rằng nhiều vấn đề trong vụ án vẫn chưa được làm rõ. Ảnh: Chí Hùng.

Trên bề mặt biên nhận cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 57 Cao Thắng, trong hồ sơ của Văn phòng đăng ký đất đai, có dấu hiệu không có trong tài liệu của cơ quan điều tra thu thập.

Giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương một mực cho rằng tờ trình ngày 13/1/2010 là giả mạo. "Ngày tháng năm sai, nội dung sai, người ký sai. Tờ trình không đề cập tài sản 57 Cao Thắng đã thế chấp như Agribank cáo buộc tôi. Nếu đã thế chấp thì trong tờ trình phải có cập nhật", bà Diệp lập luận.

Tại tòa, Agribank khẳng định vẫn giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà 57 Cao Thắng. Ngân hàng cung cấp tài liệu, trong đó thể hiện ngày 10/11/2011, bà Diệp mượn chủ quyền nhà đất 57 Cao Thắng của Agribank đi sao y tại UBND phường Bến Nghé.

bị cáo Diệp cho rằng mình đã có bản chính chủ quyền 57 Cao Thắng từ trước, đến ngày 20/1/2010, bà làm giấy phép xây dựng rồi hoàn công. Nếu không có giấy phép xây dựng trong tay sẽ không thể nào hoàn công được.

"Ngày 4/1/2011, nhân viên của tôi đi lên Sở TN&MT nộp hồ sơ xin cấp đổi chủ quyền chứ không phải hoàn công. Hoàn công đã xong từ 26/10/2010 rồi. Biên nhận chủ quyền có một bản chính viết bằng tay. Không có bất cứ ngân hàng nào đi cùng với tôi", bà Diệp lập luận.

Việc Agribank nói cho bà mượn chủ quyền nhà 57 Cao Thắng đi sao y theo bà là vô lý. Bởi nếu ngân hàng cho bà mượn chủ quyền đi cấp đổi thì phải có biên bản cho mượn tài sản cầm đi, bà Diệp phải ký biên bản đó. Đồng thời, nếu theo cáo buộc của Agribank thì nhà 57 Cao Thắng đang thế chấp tại ngân hàng, làm sao Agribank có thể cho bà Diệp mượn tài sản đó được.

"Không bao giờ. Nếu có thì tôi phải quá tốt, quá thật thà thì Agribank mới cho tôi mượn không có điều kiện gì. Phía sau tờ chủ quyền cũng không cập nhật việc thế chấp. Cầm chủ quyền trong 1-2 giờ tôi có thể đem thế chấp hoặc đi bán tài sản cho người khác. Agribank không thể dùng tài sản chưa cập nhật thế chấp để đưa cho người đang thế chấp cầm đi để sao y", bà Diệp lập luận.

Với nhiều chứng cứ mới và tranh luận chưa làm rõ các vấn đề, HĐXX cho rằng cần phải có thời gian nghiên cứu, xem xét để quyết định hướng giải quyết vụ án. Phiên tòa sẽ tiếp tục chiều nay, 26/3.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11149
  1. Vụ hoán đổi “đất vàng” 185 Hai Bà Trưng, TP.HCM: Viện kiểm sát đề nghị Dương Thị Bạch Diệp án chung thân
  2. Trước tòa, nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp nói “không hiểu” cáo trạng truy tố bị cáo
  3. Hôm nay, xét xử ông Nguyễn Thành Tài và bà Dương Thị Bạch Diệp
  4. Sắp xử phúc thẩm vụ sai phạm giao khu “đất vàng” Lê Duẩn
  5. Xuất hiện Phan Thành trong vụ án, tòa tạm dừng xét xử bà Bạch Diệp
  6. Nhà nước mất hoàn toàn tài sản sau vụ hoán đổi đất của bà Diệp
  7. Đại gia Bạch Diệp: “Tôi ở tù cũng đáng vì tôi quá tin người!”
  8. Luật sư đề nghị trả tự do cho bà Diệp Bạch Dương
  9. Đề nghị phạt tù chung thân với bị cáo Dương Thị Bạch Diệp
  10. Ngày thứ hai phiên xử nữ “đại gia” Bạch Diệp
  11. Bà Bạch Diệp, ông Thành Tài nói gì về vụ hoán đổi “đất vàng” ở TPHCM?
  12. Bà Dương Thị Bạch Diệp: “Tôi sai”
  13. Vụ nữ đại gia Bạch Diệp: Tranh cãi pháp lý “đất vàng” số 57 Cao Thắng
  14. Nữ ‘đại gia’ Dương Thị Bạch Diệp nghi ngờ hồ sơ vụ án bị giả mạo
  15. Bà Dương Thị Bạch Diệp xin chấm dứt việc hoán đổi tài sản
  16. Agribank phản bác lời khai của bà Dương Thị Bạch Diệp
  17. Xét xử vụ án hoán đổi đất công liên quan đến ông Nguyễn Thành Tài
  18. Ông Nguyễn Thành Tài hầu tòa cùng đại gia Dương Thị Bạch Diệp
  19. Ông Nguyễn Thành Tài hầu tòa cùng bà Dương Thị Bạch Diệp trong một vụ án chiếm đất công
  20. Mở lại phiên tòa xét xử ông Nguyễn Thành Tài
  21. Ông Nguyễn Thành Tài sắp hầu tòa cùng “đại gia” Dương Thị Bạch Diệp
Video và Bài nổi bật