Mỹ không sử dụng tên lửa siêu thanh để chống Nga

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Để chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, Mỹ và đồng minh đang tích cực tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực này.
Mỹ không sử dụng tên lửa siêu thanh để chống Nga
Hệ thống tên lửa siêu thanh đầu tiên của Mỹ sẽ được sử dụng để chống lại Trung Quốc.

Hệ thống tên lửa siêu thanh đầu tiên của Mỹ sẽ không được triển khai để chống lại Nga mà được Mỹ triển khai ở khu vực Thái Bình Dương nhằm chống lại Trung Quốc, tờ báo The Drive cho biết.

Trước đó, vào tháng 1/2021, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một kế hoạch 6 năm của Lầu Năm Góc với tổng giá trị hơn 27 tỷ USD về “Sáng kiến ngăn chặn Thái Bình Dương” (PDI) để đối phó với sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Sáng kiến này cũng tương tự “Sáng kiến phòng thủ Châu Âu”, được tạo ra để kiềm chế Nga sau một loạt các sự kiện ở Ukraine năm 2014.

PDI được tạo ra nhằm kiềm chế Trung Quốc bằng cách tăng cường sức mạnh quân sự trong khu vực. PDI cho phép Mỹ triển khai tên lửa siêu thanh, tên lửa đạn đạo tầm xa, hệ thống phòng thủ tên lửa, mạng lưới cảm biến và các hoạt động khác. Do đó, có thể thấy các tên lửa siêu thanh đầu tiên của Washington sẽ không nhằm vào Nga mà được triển khai chống lại Bắc Kinh ở tây Thái Bình Dương.

Lầu Năm Góc cũng lưu ý rằng, nếu Mỹ không thực hiện các biện pháp răn đe Trung Quốc, nước này sẽ hất cẳng Hoa Kỳ ra khỏi khu vực. Khi cán cân sức mạnh quân sự ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trở nên bất lợi hơn tức có lợi cho Trung Quốc, rủi ro đối với Washington sẽ gia tăng và Bắc Kinh có quyền thay đổi hiện trạng khu vực này.

Trong những năm tới, sáng kiến này cung cấp cho Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương chi tiêu vào những khoản sau: 3,3 tỷ USD cho vũ khí có độ tin cậy và chính xác cao, có khả năng hỗ trợ các cuộc tập trận trên không và trên biển ở khoảng cách hơn 500 km; 1,6 tỷ USD để xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore trên lãnh thổ đảo Guam; 2,3 tỷ USD để phóng một chùm radar không gian với tốc độ nhanh; 197 triệu USD cho việc chế tạo một radar chiến thuật đa năng, có khả năng phát hiện các mối đe dọa trên không, trên biển và trên mặt đất ở quần đảo Palau; 206 triệu USD cho máy bay có người lái chuyên dụng để đảm bảo việc thu thập thông tin tình báo và 4,67 tỷ USD cho quân đội Mỹ huấn luyện, đào tạo ở Micronesia, Palau và Quần đảo Marshall.

Quân đội Mỹ không tiết lộ loại vũ khí và địa điểm triển khai cụ thể, nhưng rõ ràng mục tiêu là xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai các loại vũ khí dọc theo các chuỗi đảo của Mỹ nhằm chống sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực này. Chuỗi đầu tiên bao gồm Đài Loan và các đảo tranh chấp ở Biển Đông và chuỗi thứ hai bao gồm đảo Guam, Nhật Bản và Indonesia.

Hiện tại, quân đội Mỹ đang rất tích cực phát triển các hệ thống tên lửa đất đối đất và vũ khí siêu thanh. Các đồng minh của Mỹ ở Thái Bình Dương, chẳng hạn như Australia và Hàn Quốc, sẵn sàng cho Mỹ triển khai các vũ khí trên lãnh thổ các nước này. Trước những thách thức từ Trung Quốc, có lẽ sẽ khiến Mỹ và đồng minh đoàn kết và kiên quyết chống lại mối đe dọa này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật