Văn hóa và những điều kiêng kỵ trong bữa ăn của người Chăm An Giang

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, người dân tộc Chăm sống tập trung tại tỉnh An Giang. Người Chăm An Giang theo đạo ISLAM, vì thế, mọi hoạt động, sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của tín đồ ISLAM chịu sự chi phối mạnh mẽ của giáo luật này. Trong đó có cả việc ăn uống.
Văn hóa và những điều kiêng kỵ trong bữa ăn của người Chăm An Giang
Ảnh minh họa

Người Chăm An Giang theo đạo ISLAM – tôn giáo tôn thờ Thánh ALLAH (ALA) và xem những lời dạy trong kinh Cô-ran như “Chân lý thiêng liêng”. Vì thế, mọi hoạt động, sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của tín đồ ISLAM (MUSLIM) chịu sự chi phối mạnh mẽ của giáo luật này. Ảnh: Thánh đường người Chăm An Giang, nơi tín đồ ISLAM hành lễ.

Trong đó có cả việc ăn uống. Những quy định về việc kiêng kỵ một số thịt động vật và tập tục thích vị chua cũng như món cá, đặc biệt là tục ăn bốc trong các bữa ăn hàng ngày... không chỉ làm phong phú món ăn mà còn làm đa dạng văn hóa ẩm thực...

Theo lời nhiều vị Giáo cả (Hakim - người đứng đầu trong hàng chức sắc Islam, là người am hiểu nhiều về giáo luật, có phẩm chất tốt), ăn bốc là nghi thức tuân thủ giáo luật của người MUSLIM. Theo giáo luật, vạn vật đều do Thánh ALLAH tạo ra, vì thế việc ăn bốc là biểu thị cho sự biết ơn, trân trọng cây cỏ, con vật đã nuôi sống mình... Ảnh: Thực hiện rửa tay trước bữa ăn của người Chăm An Giang.

Tuy nhiên, ăn bốc của người MUSLIM rất độc đáo. Bởi không phải là sự tùy tiện là dùng tay gắp thức ăn, cơm... đưa vào miệng, ở đây đòi hỏi tuân thủ theo nguyên tắc đã được mặc ước và trở thành nét văn hóa độc đáo.

Theo quy định, người MUSLIM chỉ được dùng bàn tay phải để gắp thức ăn. Nói chính xác hơn là chỉ sử dụng 3 ngón của bàn tay phải, gồm: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa để gắp, đưa thức ăn và cơm vào miệng. Và cũng theo quy định, trong bữa ăn, mọi người không được mút tay và phải để dĩa cơm trước mặt để mọi người phải cúi đầu xuống trước bàn tay phải đưa cơm vào miệng. Có lẽ vì vậy mà người MUSLIM rất quan tâm đến việc vệ sinh bàn tay trước bữa ăn.

Trước khi vào bữa ăn, tất cả mọi người phải rửa tay bằng dòng nước chảy, không được dùng nước đọng trong các vật chứa như thao... Điều này không chỉ tạo ra biểu tượng văn hóa cho bữa ăn mà còn tạo ra nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của tộc người. Bởi đặc điểm ăn bốc này đã mặc định phần lớn món ăn của người MUSLIM là món đồ khô. Do vậy, trên mâm cơm dĩa nhiều hơn tô...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật