Ngoại trưởng Singapore: “Cầm súng bắn người dân nước mình là đỉnh cao nỗi ô nhục quốc gia”

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan ngày 5-3 nói việc quân đội một nước cầm súng chĩa vào người dân nước mình là ’đỉnh cao của sự ô nhục quốc gia’. Ông kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar tìm các giải pháp hòa bình để giải quyết bất ổn.
Ngoại trưởng Singapore: “Cầm súng bắn người dân nước mình là đỉnh cao nỗi ô nhục quốc gia”
Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan - Ảnh: REUTERS

Các phát ngôn được ông Balakrishnan đưa ra trước Quốc hội Singapore ngày 5-3. Mặc dù không đề cập cụ thể nước nào, theo Hãng tin Reuters, ngoại trưởng Singapore đang ám chỉ chính quyền quân sự Myanmar.

"Chúng tôi ghê tởm với các hành động chống lại thường dân của các lực lượng an ninh", ông Balakrishnan nhấn mạnh và mô tả đây là "đỉnh cao của sự ô nhục quốc gia". Ngoại trưởng Singapore cũng tỏ ý đứng về phía nhân dân Myanmar, kêu gọi chính quyền quân sự tìm kiếm các giải pháp hòa bình để giải quyết bất ổn.

Tuy nhiên, ông Balakrishnan cho rằng những áp lực và tác động từ bên ngoài sẽ không thay đổi được tình hình ở Myanmar.

"Chìa khóa giải quyết vấn đề nằm ngay trong Myanmar. Nếu nhìn lại 70 năm qua, thẳng thắn mà nói quân đội Myanmar không quan tâm tới các lệnh trừng phạt kinh tế hay những điều nhục nhã liên quan đạo đức", ngoại trưởng Singapore lập luận sau khi cho rằng các tuyên bố lên án vi phạm nhân quyền và luật quốc tế vẫn rất cần thiết.

Theo Reuters, chỉ tính riêng trong tuần đầu tiên của tháng 3 đã có gần 40 người biểu tình thiệt mạng vì các cuộc giải tán mạnh tay của cảnh sát. Dưới sự hỗ trợ của quân đội, cảnh sát Myanmar đã sử dụng đạn thật và hơ‌i ca‌y, lựu đạn gây choáng nhắm vào đám đông biểu tình.

Một đoạn clip ngắn đang lan truyền mạnh trên mạng xã hội Twitter ở Myanmar cho thấy cảnh sát và quân đội nhắm vào cả những người đang ở trong nhà. Điều này làm dấy lên lo ngại số người thiệt mạng có thể cao hơn những gì các hãng thông tấn đưa tin.

Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Myanmar trong năm ngoái, nhiều hơn cả Trung Quốc, theo tạp chí Nikkei Asia. Một phát ngôn của ông Balakrishnan hồi tháng trước đã dẫn tới phong trào tẩy chay hàng hóa Singapore tại Myanmar.

Theo đài Channel News Asia, ngoại trưởng Singapore khi đó cho rằng nên tách bạch chuyện chính trị và kinh doanh, ám chỉ những căng thẳng chính trị ở Myanmar có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp Singapore. Các phát ngôn của ông Balakrishnan đã chọc giận người Myanmar, dẫn tới những lời kêu gọi tẩy chay sản phẩm và công ty Singapore trên mạng xã hội.

Cô gái mặc áo "Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi" bị bắn chết

Hàng trăm người đã xuống đường đưa tiễn Kyal Sin, cô gái mặc chiếc áo "Everything will be OK" (Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi) bị bắn chết trong cuộc biểu tình ở Mandalay ngày 2-3. Hình ảnh cô gái 19 tuổi nằm rạp xuống đường khi cảnh sát nổ súng giải tán đã lan tỏa và tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ.

"Chúng tôi giận dữ với hành vi vô nhân tính của bọn họ nhưng cũng rất đau buồn vào thời điểm này", một người tham gia đưa tang ngày 4-3 tâm sự với Reuters.

Kyal Sin nằm rạp xuống đường ngày 2-3, chỉ ít phút trước khi bị bắn vào đầu và chết ngay lập tức - Ảnh: AFP

Kyal Sin dường như đã biết rõ hậu quả khi xuống đường phản đối quân đội, theo Reuters. Cô đăng lên mạng thông tin nhóm máu, số điện thoại của người thân kèm yêu cầu nếu chẳng may cô chết, hãy để những gì cô để lại được cống hiến cho khoa học.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11125
  1. Myanmar lần thứ hai hoãn phiên tòa xét xử bà Suu Kyi
  2. Cảnh sát Myanmar nổ súng vào đám đông biểu tình, bé gái 7 tuổi bị bắn chết
  3. Quân đội Myanmar công bố lời thú nhận hối lộ bà Suu Kyi
  4. Myanmar: Số người thiệt mạng tăng, bác sĩ xuống đường biểu tình
  5. Thêm hai người chết, dân biểu tình Myanmar nghi có lính bắn tỉa
  6. Người Myanmar thắp nến biểu tình trong đêm
  7. Myanmar: Thêm 1 người chết, ‘biểu tình không người’ ứng phó quân đội
  8. Cộng đồng quốc tế gia tăng áp lực lên Myanmar
  9. Myanmar phát lệnh bắt đại sứ tại LHQ
  10. Suu Kyi tiếp tục bị cáo buộc nhận hối lộ
  11. Giáo hoàng: “Ngay cả tôi cũng sẽ quỳ ở Myanmar để dừng bạo lực”
  12. Trung Quốc bị “vạ lây” trong khủng hoảng tại Myanmar
  13. Quyền lực của quân đội Myanmar
  14. Dân ồ ạt tháo chạy khỏi khu vực thiết quân luật ở thành phố lớn nhất Myanmar
  15. Dân Myanmar tháo chạy khỏi khu vực thiết quân luật
  16. 20 người chết sau ngày biểu tình “đẫm máu nhất” tại Myanmar
  17. 400 người Myanmar vượt biên sang Ấn Độ
  18. Những hình xăm đặc biệt trong các cuộc biểu tình ở Myanmar
  19. Biểu tình Myanmar tiếp diễn, 5 người bị bắn chết
  20. 138 người thiệt mạng tại Myanmar, thế giới báo động
  21. 7 thập kỷ mâu thuẫn sắc tộc âm ỉ ở Myanmar
  22. Bạo lực gia tăng tại Myanmar
Video và Bài nổi bật