Chương 2. Pháp y Nguyễn Ngọc Thịnh Phát

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong giấc mơ lại là viễn cảnh hoàn toàn khác. Không mây đen u ám, không khí trời ảm đạm, mà... ánh nắng chiều đỏ chói bất thường. Mặt trời xuất hiện quay cuồng đến không xác minh được phương hướng.
Chương 2. Pháp y Nguyễn Ngọc Thịnh Phát
Ảnh minh họa

Gốc đại thụ to tướng, tán lá bao trùm cả dãy hành lang, đỏ rực một màu hoa phượng tía. Ngọn đèn dây tóc nóng sáng, chuyển từ vàng đến đỏ, làm từng mạch máu và thần kinh căng lên đến chực nổ tung.

Đó là một dãy hành lang dài và hẹp, u uất và tối tăm, quanh năm âm u, lạnh lẽo, thuộc tầng bốn của ngôi trường Trung học Phổ thông Nguyễn Khuyến.

Nơi được tái cấu trúc và kiến thiết dựa trên mớ ký ức chắp vá và rời rạc của Sơn.

Tầng bốn của ngôi trường, phía cuối dãy hành lang, là căn phòng cấm kị. Sát khí ắt còn đọng lại sau nhiều vụ t‌ּự t‌ּử không lời giải đáp.

Vẫn biết là sợ, những Sơn không thể dừng lại.

Không khí xung quanh im lặng đến phát bực, rõ là sống lưng và tay chân lạnh ngắt, nhưng trán thì mồ hôi liên tục.

Màu đỏ hoàng hôn chưa bao giờ lãng mạn đến kinh hãi như lúc này. Bóng tối đã nuốt chửng hơn nửa dãy lầu. Chỉ còn loang loáng thứ ánh sáng yếu ớt của ngọn tà dương nằm vấn vương nơi cành phượng vĩ vô tri vô giác.

“Chuyện này không đúng, thật sự không đúng.” Sơn không nên bước vào căn phòng đó. Nhưng chân thì chưa hề chùn lại, ngay cả ma quái, quỷ thần cũng không thể ngăn cản.

Tiềm thức bắt đầu đấu tranh với ý thức, cố gắng phản kháng cánh tay đang mở toang căn phòng định mệnh. Nhưng hoàn toàn vô năng. Bởi bản thân anh chỉ như một khán giả bị động buộc phải xem cho bằng hết những chương kinh hoàng nhất về hồi ức chính cuộc đời mình.

Người phụ nữ hiện ra sau cánh cửa.

Nhân dạng hốc hác, làn da trắng bệt, mái tóc rũ rượi. Vì góc nghiêng, Sơn chỉ trông thấy nửa khuôn mặt.

Cô ta bị treo lủng lẳng bằng dây thừng. Dây treo dường như vô định giữa không trung. Nét tì trên cổ chặt đến mức có thể trông thấy vết hằn của rãnh treo.

Sơn nuốt nước bọt. Anh hít thật sâu cố gắng điều hòa nhịp đập. Viễn cảnh tồi tệ này hẳn anh đã tiên liệu từ trước mỗi khi không thể ngăn cản tâm trí rơi vào cơn ác mộng kinh hoàng của quá khứ. Anh biết mọi thứ trước mắt chỉ là ảo mộng. Là một trải nghiệm thuộc về tiềm thức. Một thứ huyền huyễn hoàn toàn có thực ở hiện tại. Nhưng cơ bản không thể khống chế được. c‌ơ th‌ể anh cứng đờ, đôi chân bất lực vẫn chôn sâu xuống đất. Hai bàn chân ấy như không thuộc về anh nữa. Quyền điều khiển chúng thuộc về một kẻ khác, một gã đạo diễn tàn nhẫn mang trên mình danh xưng của số phận.

Đôi chân ấy chợt chập chững bước lên nhịp nhịp theo đúng kịch bản định mệnh muốn vẽ ra. Thân thể cứng đờ kia bỗng chợt run lên bần bật như bất cứ mô tuýp vốn có của những thước phim kinh dị.

Dưới những tia sáng mờ ảo của bóng tà dương đang dần ngụp lặn, thâ‌n hìn‌h của nữa t‌ử th‌i chợt gập duỗi, nhào nhặn liên hoàn trong đau đớn, rồi hóa thân thành diện mạo ủy mị của một cô gái trẻ, quỳ gục trong bóng tối.

Cô gái ấy có dáng vẻ mạnh mai, mái tóc thề mơ mộng, đôi môi hồng hào xinh xắn, nhưng lại cực kì thảm hại với bộ dạng ũ rủ và đôi mi búp bê xưng húp.

“Lý Kỳ Phương!”

Cái tên từ chính cửa miệng sơn thốt lên chứ không ai khác. Là cô gái đã bước đến ngang đời anh, một đôi vai thục nữ cần anh chở che và bảo vệ. Như một phản xạ vô điều kiện, Sơn lao đến ôm lấy cô, trao cho nhau sự đồng cảm và quyến luyến tuyệt đối.

Nhưng Kì Phương đột ngột tan ra như bọt biển trắng xóa khi cả hai chạm vào nhau. tàn nhẫn chẳng để lại chút dấu vết. Sơn ngỡ ngàng, hụt hẫn, ngã nhào trong bóng tối. Và lúc này chẳng còn gương mặt búp bê xinh xắn nào cả, thứ tồn tại phía trước mặt anh chỉ còn lại thể xác cứng đờ, lạnh ngắt của người phụ nữ xấu số. Thật khủng khiếp, khoảng cách xuyết xao đến đáng sợ. Sơn có thể cảm nhận được rõ mồn một tiếng gió rít đằng sau gáy, từng đường nét chết chóc trên khuôn mặt và cả mùi hương của dịch vị máu tanh đang nhỏ dần xuống đôi bàn tay mình. Đáp trả lại sự ngờ nhệch của anh, nữ tử thi kia chỉ nở một nụ cười ma mị. Nụ cười làm tắt đi mọi ánh sáng le lói, hy vọng cuối cùng của căn phòng, đưa cả không gian vào một vùng vô định không lối thoát.

Trong thoáng chốc hoảng loạn tột cùng, cổ anh bỗng bị xiết lại bằng dây thừng, mặt đất thì dường như đang sụp xuống. Rồi Sơn chết đi trong tư thế chẹn ở cổ thân xác lại cứng đờ như cái giá so đũa.

Cả căn phòng chìm sâu vào dĩ vãng, không một ai thiết tìm đến. Thân thể anh mỗi ngày một thối rữa, mãi cho đến khi xác thịt tan ra như sáp, nhung nhúc giòi bọ…

***

Người đánh thức Sơn là chị soát vé. Chị ta tầm tuổi tầm ngũ tuần, gương mặt cằn lỗi, đậm chất dân lao động.

“Hả?”

“Sắp đến trạm sau, cậu có muốn xuống không?” Chị ta gặng hỏi.

Điều đầu tiên Sơn làm lúc này là thở. Thở như chưa bao giờ được thở, thở như vận động viên điền kinh, thở như người vừa chết đi sống lại. Anh vuốt mặt, giọng nghèn nghẹn. “Không... À, chưa... Tôi nghĩ chuyến sau... có lẽ vậy.”

“Vậy xin lỗi đã đánh thức cậu.” Chị soát vé áy náy.

“Không, không, tôi phải cảm ơn chị mới đúng.”

Tự lúc nào, trên xe đã thưa thớt người ngợm, chỉ lác đác vài hàng ghế có khách.

Sơn định thần cho tay vào túi lấy thuốc. Lọ thủy tinh nhỏ như hủ kẹo trẻ em, chứa hàng trăm viên thuốc màu trắng đục, hình bầu dục, trông không mấy bắt máy.

Anh cho hai viên vào bàn tay, nuốt vội rồi tu ừng ực cả chai nước khoáng. Vị ngọt ngọt tanh tanh của nhân sâm và đông trùng thảo khiến Sơn thèm một tách cà phê hơn bao giờ hết.

***

“Espressso không đường của cậu đây!”

Dr Lee đặt ly cà phê nghi ngút khói xuống bàn, kèm theo tờ bệnh án đặt bên cạnh.

Nhất Sơn không quan tâm tờ đánh máy, chỉ thuận tay cầm tách, tay không thuận cầm thìa, khuấy đều. “Tay nghề khá đấy, nếu anh không làm bác sĩ thần kinh, tôi nghĩ mở một thương hiệu cà phê xuất khẩu có lẽ cũng không tồi.”

Dr Lee cười khóa trá, “Hà hà, nghe hay đấy, tôi sẽ suy nghĩ. Còn giờ xem kết quả kiểm tra nào.”

Sơn để thìa xuống bàn, vừa nhâm nhi cà phê, vừa chăm chú nhìn tờ bệnh án, anh chau mày. “Thần kinh não trái có biểu hiện tuần hoàn máu kém, tụ máu gây cơn đau buốt nửa đầu, huyết áp tăng cao, tệ thật.”

Dr Lee dò xét, “Dạo gần đây cậu sinh hoạt không điều độ à?”

“Nhắc mới nhớ, tôi vừa thức trắng mấy đêm để giải quyết chuyên án, ăn uống cũng không theo giờ, tối nay chắc phải ngủ một giấc ra trò.” Sơn nói.

“Còn kết quả thí nghiệm thăm dò tiềm thức…” Dr Lee lấp lửng.

“Vẫn vậy!” Sơn chống tay lên bàn hồi tưởng. “Không có gì khác ngoài hành lang tối tăm, bóng ma người phụ nữ, nỗi sợ bị treo cổ và máu...”

Dr Lee trầm tư nhìn ra cửa sổ. Bầu trời đêm đã lộng gió và chi chít những vì sao trầm mặc khiến ông hoang mang. “Mơ hồ thật! Có lẽ việc khám phá vô thức phải dừng lại. Tôi nghĩ Carl Jung dù có sống lại cũng không thể giúp cậu giải quyết được vấn đề. Rõ ràng vấn đề không nằm chỗ manh mối bị bỏ sót ở cõi tiền ý thức".

Nhà Phân tâm học người Thụy Sỹ Carl Gustav Jung nổi tiếng với những nghiên cứu về tính ngẫu nhiên, nhận định không chủ tâm của trạng thái vô thức khi nói về hoạt động thỏ‌a mã‌n sự mong muốn của những giấc mơ.

Dr Lee thuận tay lấy bình hoa trên bàn, ông đặt nó đè lên tập hồ sơ bệnh án, tiếp tục diễn giải. “Hãy hình dung bình hoa này nặng cả ngàn tấn, nó đại diện cho chứng rối loạn lo âu sau chấn thương, còn tập giấy này là tiềm thức, nó méo mó và đang vị đè nén. Thay vì tìm cách rút nó ra, có thể khiến nó bị tổn thương, việc cần làm hữu ích nhất là...” Dr Lee nhấc bổng bình hoa nhẹ tênh, đẩy tập hồ sơ về phía Sơn, “... Chấp nhận, đối diện, và gỡ bở gánh nặng, thay vì để nó gặm nhấm. Phương hướng trị liệu của Phân tâm học đúng là rất hữu hiệu để chữa trị những bệnh về tâm thần, nhưng nếu con bệnh không hợp tác và không tự gỡ bỏ trầm uất từ bên trong thì khác gì khám bệnh nhưng không uống thuốc, cậu hiểu chứ?”

Sơn lặng thinh nhìn trần nhà, dàn đèn lơ lửng lại làm anh nhớ đến cái giá treo ám ảnh. “Đối mặt? Tôi cũng từng nghĩ đến.” Sơn nói. “Lần này gặp anh có thể là lần cuối, tháng sau tôi sẽ về Việt Nam. Dù sao mười năm qua truy tìm tung tích hắn ta cũng không có kết quả. Có thể hắn đang ẩn nấp ở một vùng quê hẻo lánh nào đó để sống những năm tháng cuối đời và ăn năn cho những tội lỗi của bản thân, cũng có thể hắn đã làm mồi cho cá mập khi vượt biên lẩn trốn sự truy bắt của Intepol Quốc tế. Hiện tại tôi đang có một số quyền hạn lẫn chứng cứ nhất định, tôi muốn lật lại hồ sơ của vụ án năm xưa, chí ít dù chưa bắt được hung thủ, nhưng giúp người đã khuất minh oan xem ra cũng là một cách để lương tâm thôi áy náy.”

Dr Lee thở dài, nhưng có thể thấy ông đang mường tượng về một viễn cảnh huy hoàng. “Đáng ra phải thế! Tôi tin năng lực cậu. À, còn cô gái của cậu, hơn mười năm rồi, liệu cô ta có còn ở Việt Nam? Liệu cô ta còn sống... Tôi… Tôi xin lỗi.”

“Không sao.” Sơn né ánh nhìn thương hại của Dr Lee, anh nói tiếp. “Trước mắt tôi sẽ liên hệ với một số người quen ở Việt Nam để sắp xếp. À, hôm qua tôi có điện thoại cho em trai tôi, cậu ta vẫn khỏe, bây giờ đang làm việc cho cơ quan hình sự Việt Nam. Anh vẫn còn nhớ Antony Peter – Thịnh Phát Nguyễn Ngọc chứ?” Sơn hỏi.

“Bác sĩ pháp y Thịnh Phát?” Dr Lee kinh ngạc.

***

Cứ hết vệt sáng này lại đến một vệt sáng khác. Thịnh Phát vừa tản bước, vừa đếm từng vệt sáng phát ra từ đèn ống chỗ còn chỗ mất nơi khuôn viên bệnh viện. Ngày nào cũng vậy, cứ đúng 7 giờ tối là hắn lại trình diện trước phòng ngoại khoa của bác sĩ Thùy Trang với cái gào mên cơm còn nóng hổi. Thói quen này cũng chẳng phải việc gì thích thú, nhưng biết làm sao được, xuất thân con nhà dược sĩ, bản thân hắn cũng nhất tuyệt theo y. Ngay từ thuở còn thả diều bắn bi, Thịnh Phát sớm đã định hướng cho mình nơi sẽ gắn bó cả cuộc đời – đó chính là bệnh viện.

Nhưng hôm nay thì khác. Hắn có lý do chính đáng để gắn bó với cái nơi ớn lạnh này dù đã ngoài giờ làm việc.

“Bảy giờ mười lăm phút! Hôm nay trễ hơn thường lệ à, lạ nhỉ, chắc sắp tận thế rồi.” Cô trưởng khoa xinh đẹp với bảng tên “Thùy Trang” trên nắp túi áo nhìn hắn cười tươi tắn.

“Khoa ngoại thần kinh dạo này rảnh rỗi nhỉ? Không còn trò gì tiêu khiển gì à? Canh đồng hồ chờ tôi làm gì?” Hắn nhíu mày, đáp trả cô bằng giọng điệu lạnh nhạt thường thấy, nhưng rõ ràng ánh mắt ấy cũng đầy triều mến.

Bác Sĩ Thùy Trang chỉ đùa theo lệ, không bình luận gì thêm, cô là kiểu người hài hước, những câu pha trò như thế, hắn nghe riết cũng quen.

Không chỉ cùng ngành, ngoài công việc, cả hai còn là những người bạn thân thiết. Thuở còn là thực tập sinh, Thùy Trang từng xất bấc sang bang vì môn Giãi Phẫu Nâng Cao mà hắn làm giảng viên, nay dù đã là bác sĩ đa khoa, cô lại đảm nhận một ca chết não lâm sàn, mà người bệnh vốn là người thân của Thịnh Phát, ngẫm lại đúng là duyên nợ.

Thừa hiểu tính khí trẻ con của cô, thay vì đôi co, hắn chỉ cười trừ rồi ngồi vào băng ca chuẩn bị cơm cho cả hai. Chả là ngành ngoại khoa bận bịu vô cùng, cơm nước cũng chẳng có thời gian mà về nấu, vì hôm nay cô có ca trực mà.

Thùy Trang là phụ nữ chưa quá hai lăm, tóc dài ngang vai, đôi mắt to hồn nhiên, đang nghịch dụng cụ y khoa bên cái bồn rửa. Còn Thịnh Phát, một chàng trai tháng sau đã bước qua ngưỡng ba mươi hai cái sinh thần, bác sĩ giải phẫu, kiêm pháp y của viện khoa học Hình Sự, bộ Công An thành phố. Gương mặt gã góc cạnh, tướng mạo thư sinh, đeo kính cận dày cộm đến nỗi đôi mắt đờ đẫn.

Trong tất cả các chuyên ngành của phòng Kỹ thuật Hình Sự, chuyên viên Giám định Pháp y có thể được xem là vị trí phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên môn bậc nhất. Bắt nguồn từ ngành khoa học nghiên cứu về giãi phẫu c‌ơ th‌ể, nhân chủng, nhân dạng, sin‌ּh l‌ּý, bệnh lý, nhưng không chỉ phục vụ trong việc chuẩn đoán và điều trị, ngành pháp y, hay t‌ử th‌i học pháp y, còn là phòng ban chuyên môn phục vụ thường trực cho những công tác thẩm định mang tính dân sự và Hình Sự. Do đó, yêu cầu tối thiểu của ngành đòi hỏi người theo học cần có kiến thức chuyên sâu về nhiều lĩnh vực, bao hàm nhiều phạm trù rộng lớn của Y học. Mỗi năm, trên địa bàn cả nước chỉ có khoảng 30 pháp y tốt nghiệp chính thống từ những trường đào tạo chuyên nghiệp, phân bổ rộng rãi trên địa bàn cả nước. Không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên sâu, khó tuyển sinh, khó đầu tạo, kén đầu ra, nghề pháp y còn mang đến nhiều rủi ro, về định kiến xã hội, tai nạn công việc, tai nạn nghề nghiệp, khi thường xuyên phải tiếp xúc với mầm bệnh và vi khuẩn độc hại từ xác chết. Tuy nhiên, để đạt được trình độ uyên thâm như Nguyễn Ngọc Thịnh Phát, tính từ sau giải phóng đến nay, trên địa bàn cả nước, không kiếm được quá năm đầu ngón tay. Thịnh Phát không chỉ có chứng chỉ đào tạo từ Hoa Kỳ, kinh nghiệm làm việc trên mười năm, mà còn có khả năng suy luận, thực tiễn đúc kết, khả năng tư duy logic, phi tuyến tính, chuyên sâu trong các chuyên án Hình Sự.

Hơn nữa, dẫu bề thế uyên thâm là vậy, nhưng muốn kết thân với hắn không phải chuyện dễ. Phát tuy quan hệ rộng rãi với đa số bác sĩ trong và ngoài nước, cũng như quen biết phần lớn các cơ quản chủ quản Hình Sự, Pháp Luật, tố tụng, giám định, nhưng nếu nói, để tìm một người tâm sự khi thấm men, hay hỗ trợ “phi tang một cái xác” lúc nửa đêm, thì Thùy Trang may mắn là một trong số đó.

“Chị Trang xem vậy mà có phúc!” Thỉnh thoảng có thể nghe thấy những lời tán tụng như vậy từ y tá trực đêm đi ngang phòng làm việc. Họ ganh tị vì Thùy Trang ngày nào cũng có “người yêu” đạo mạo thư sinh, cao lớn điển trai, học thức uyên bác, cơm bưng nước rót là cái chắc.

Nhưng Thịnh Phát và Thùy Trang chưa bao giờ để tâm. Cả hai luôn chờ đợi nhau trong trầm mặc mà chẳng phải nói với nhau một câu sến súa. Có lẽ công việc thường ngày đã quá ư là nặng nề và nghiệt ngã, khiến những cử chỉ quan tâm và tâm tình lãng mạn thật quá ư là dư thừa và diêm dúa. Trong lúc Thùy Trang bù đầu bù cổ với mớ dụng cụ sát trùng, hắn chỉ lẳng lặng ngồi lim dim, nhịp chân bên cạnh cái đồng hồ điểm báo. Vốn không phải loại người thích hầu chuyện lúc người khác đang bận việc, nhưng dù gì không khí cũng quá im ắng, nếu không vì cái tiếng “è è…” của con máy lạnh hai ngựa, chắc hẳn cả hai sẽ nghe thấy tiếng tim mình đập thình thịch.

“Hôm nay không về nhà?” Thịnh Phát hỏi cộc lốc.

“Không! Ngày mai có ca mổ sớm, phải cắt khối u tyến tụy. Hôm nay em ngủ ở đây, để ngày mai phẫu thuật sớm.”

Trưởng khoa Thùy Trang ắt hẳn là hình mẫu nghiêm khắc cho mọi người noi theo, trừ việc đôi khi cô nói chuyện khá cù nhây. Hắn và cô thường tạo nên những cuộc giao tiếp ngớ ngẩn, và lần này cũng không ngoại lệ. Cả hai đều biết đêm nay cô sẽ ngủ lại bệnh viện. Đối với Thùy Trang mà nói, ca tiểu phẫu ngày mai sẽ là lần đầu tiên cô tự mình cầm dao mỗ.

Cảm giác bồi hồi, lo lắng, pha lẫn chút hào hứng và xao xuyến ấy, không khỏi khiến Phát nhớ đến lần đầu trải nghiệm sớm mùi thuốc men và t‌ử th‌i trong phòng chứa xác.

...

Bữa cơm tạm bợ kết thúc vì Thùy Trang được triệu tập về phòng hành chính để hoàn tất một số thủ tục. Cả hai vẫn chẳng nói thêm gì, chỉ trao nhau những cái nhìn động viên, đầy tinh ý.

Thế là chỉ còn hắn thui thủi trong căn phòng làm việc tận ba bốn tiếng đồng hồ trước khi giờ thăm bệnh kết thúc.

Ngả người trên băng ca, Phát lim dim gác tay lên trán nghĩ về một số công việc ngày mai. Ngoài việc tham gia chuyên án đặc trưng của Trung tâm Pháp Y, tham dự đóng góp ý kiến chứng cứ thu thập từ các nhân viên giám định, tổ chức khám nghiệm sơ bộ thương tật từ một số vụ ẩu đả dân sự, ngày mai đối với hắn không khác gì hôm nay, có lẽ cũng sẽ không khác gì hôm qua, hay hôm trước.

Trở mình nhìn ra cửa sổ, bầu trời đêm huyền ảo đã lồng lộng tiếng gió thét, Phát quặng lòng nhớ về gương mặt cằn cỗi của người mẹ đang sống nửa đời thực vật tại gian phòng chăm sóc đặc biệt. Ngẫm thấy sự bất lực trước quy luật sinh lão bệnh tử của tạo hóa, hắn cố hình dung những thứ thân thuộc, an toàn luôn hiện hữu bên cạnh, cố giữ tinh thần kiên định, vơi bớt những nỗi bất an.

...

Điều duy nhất khiến hắn tự tin là khả năng giải phẫu. Phòng làm việc cũng đồng thời là “ngôi nhà thứ hai” của hắn chứ đâu. Tới lui bốn góc tường lạnh tanh cũng chỉ thấy nào là thuốc và thuốc. Khá nhạt nhẽo. Vả lại, nơi đây không chỉ đồng hành khi hắn bắt đầu bước vào ngành Hình Sự, mà còn là một phần của tuổi thơ từ khi hắn hãy còn bé.

Ngắm nhìn bức ảnh chụp chung với bố, Đại Tá – Giám định pháp y – Bác Sĩ giải phẫu Nguyễn Trọng Hải, có lẽ là điều duy nhất giữ hắn tin vào phép màu kỳ lạ của y học.

Đối với gia đình hắn, nghề y chính là thứ cao thượng và ý nghĩa nhất trên đời. Có lẽ bởi vậy mà tuổi thanh xuân chỉ chôn chân trong nhà, học hành cày cuốc đến cả không biết chơi bời là gì. Nhưng kể từ khi người bố mà hắn kính trọng nhất bị ám hại, người chị gái mà hắn luôn yêu thương bị chính những kẻ thủ ác căm thù gia đình cưỡ‌ּng hiế‌ּp đến bức tử, và cả người mẹ đã sinh thành ra hắn đau đớn đến đột quỵ, tổn thương não bộ rồi sống nửa đời thực vật trên băng ca, Phát dần mất niềm tin về cuộc sống, về cái thứ hy vọng cao cả, mà gia đình hắn vẫn thường vun đắp cho người khác.

Gục đầu bên ngoài phòng lạnh chứa xác, nơi âm u lạnh lẽo nhất của bệnh viện, nhưng đối với hắn lại thân thuộc và ấp áp lạ thường. Với hắn, cuộc sống phải rành rọt, sống là sống, chết là chết. Nửa sống nửa chết như người thực vật, vừa tồn tại, lại không thực sự tồn tại, thật quá trớ trêu và nghiệt ngã mà. Người anh em cùng cha khác mẹ đang công tác tại nước ngoài – núm ruột ngoài giá thú duy nhất vẫn còn xót lại giữa thế gian đầy đau đớn và nghiệt ngã này đã nhắn ngủ với hắn như vậy. Đôi khi hắn khinh rẻ và mừng húm vì thứ liên kết vô hình ấy hơn bất kỳ ai khác. Có lẽ vì mẹ hắn, anh hắn và Thùy Trang chính là thứ trở ngại vô hình khiến hắn không thể tự kết liễu cuộc đời mình và cũng đồng thời là động lực duy nhất để hắn tiếp tục sống, tiếp tục tìm ra lí do để tồn tại.

Người chết không đáng sợ, kẻ sống mới đáng sợ, người chết không hại mình, chỉ kẻ sống mới hại người. Hắn khinh rẻ tội ác, căm thù mọi kẻ thủ ác trên đời, quyết cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giữ vững công bằng và lẽ phải từ dạo ấy.

Với lí tưởng “Xác chết biết nói”, Thịnh Phát liêm chính đường hoàng trở thành một trong những Pháp Y thành danh bậc bất trong ngành Hình Sự nước nhà, với đôi tay thần có thể mở toang mọi bí mật bị che giấu trên c‌ơ th‌ể t‌ử th‌i, hắn hiển nhiên trở thành cánh tay đắc lực của bộ Hình Sự, cũng đồng thời là cái gai cần phải nhổ của bọn bạch tuộc thế giới nhầm.

Tuy nhiên, khi chỉ còn một mình trong bóng tối của lí tưởng và thù hận, hắn trở thành một đứa trẻ lạc lối, một kẻ côi cút thiếu vắng tình thương của gia đình, chỉ biết mỗi ngày vùi đầu vào công việc và gục gặc bên ngoài nơi trung gian giữa sự sống và cái chết.

...

Nhưng cuộc sống vẫn tuần hoàn. Áng sáng vẫn trở lại, dù là nơi tối tăm nhất của thẩm sâu. Mặt trời đã đứng bóng ngoài khung cửa, Thịnh Phát lim dim vươn mình, nhận ra tấm áo Blouse quen thuộc của Thùy Trang, hắn thừa hiểu đã lỡ mất “lần đầu” huy hoàng của cô.

Tuy nhiên, công việc thì không thể lỡ. Điện thoại lại reo vang sau cuộc gọi nhỡ thứ ba trong nửa giờ.
“Vâng! Xin chào sếp! Em nghe.” Thịnh Phát hắng giọng, hắn nhấc máy.

“Cậu chết trong nhà xác rồi à! May mà trong đó có sóng vô tuyến!” Bên kia đầu dây, cái tên được trịnh trọng đặt trong danh bạ với bốn chữ “Thầy Trương Tuấn Thành.”

Thịnh Phát thừa biết thầy đã gọi hồn thì không phải chuyện đùa, hắn vội bỏ di động khỏi bên tai, kiểm tra thời gian. “10 giờ 15 đúng!” Phòng chứa xác nếu không có “người nhập cư” thì gần như chỉ có… ma trơi lai vãng, thảo nào hắn ngủ quên đến gần chết đi sống lại.

“Xin lỗi sếp. Nhưng tại văn phòng vẫn còn Nhật Huy và Mạnh Hùng. Tụi nó là đệ tử của em, khả năng rất khá, giám định thương tật, hay tiếp nhận những vụ dân sự có thể tự giải quyết. Một số bác sĩ, thực tập, năng lực chuyên môn cũng rất khá. Còn họp chuyên án thì đầu giờ chiều mới…”

Bên kia đầu dây cắt lời, “Có biến! Bây giờ đến khu Tam Đảo, Quận 10 ngay. Có một vụ tai nạn giao thông, nạn nhân đã được đưa đến Chợ Rẫy, nhưng hiện trường án mạng đang được phong tỏa.”

“Án mạng? Hay tai nạn?”

“tai nạn nhưng được một nhân chứng báo án. Nói chung, có nhiều tình tiết ngờ vực, cần được làm sáng tỏ. Cậu cần có mặt tại hiện trường.”
“Vâng!!!” Phát nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật