Mỹ thêm viện trợ Ukraine:150 triệu USD và tàu tuần tra cũ

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lầu Năm Góc hiện thực hóa cam kết của chính quyền Washington chống lại ’sự xâ‌m lượ‌c của người Nga’ khi cấp gói viện trợ 125 triệu USD.
Mỹ thêm viện trợ Ukraine:150 triệu USD và tàu tuần tra cũ
Tàu tuần tra Mark VI sẽ được Mỹ viện trợ cho Ukraine.

Ngày 1/3, Mỹ đã công bố một gói viện trợ quân sự trị giá 125 triệu USD cho Ukraine và một khoản tiền dự phòng khác 150 triệu USD để giúp nước này thúc đẩy cải cách quốc phòng.

Một tuyên bố của Lầu Năm Góc, gói này bao gồm hai tàu tuần tra Mark VI được trang bị vũ khí để giúp Ukraine "tuần tra và bảo vệ lãnh hải của mình". Gói viện trợ cũng bao gồm đào tạo bổ sung, radar chống pháo và thiết bị chiến thuật, hỗ trợ y tế, hình ảnh vệ tinh và phân tích, và thiết bị cho quân y quy trình di tản chiến đấu.

Lầu Năm Góc cho biết gói viện trợ trong khuôn khổ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine nhằm giúp các lực lượng của Ukraine giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm biên giới và cải thiện khả năng tương tác với NATO".

Hai tàu tuần tra này sẽ cung cấp cho Kiev tổng cộng 8 tàu Mark VI để hoạt động trong vùng biển Ukraine. Theo số liệu từ nhà sản xuất, các tàu này được thiết kế để tuần tra ở vùng nước nông, cũng như xung quanh các bến cảng và vịnh.

Theo Tuyên bố, Bộ Quốc phòng Mỹ khuyến khích Ukraine tiếp tục thực hiện các cải cách nhằm tăng cường kiểm soát dân sự đối với quân đội, thúc đẩy tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong mua sắm quốc phòng, đồng thời hiện đại hóa lĩnh vực quốc phòng trong các lĩnh vực chủ chốt khác phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn của NATO.

Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby nói: “Hành động này tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc cung cấp vũ khí sát thương phòng thủ để giúp Ukraine tự vệ hiệu quả hơn.

Chúng tôi đang tiếp tục khuyến khích Ukraine tiếp tục cải cách, hiện đại hóa lĩnh vực quốc phòng phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn của NATO. Những cải cách đó bao gồm việc tăng cường tập trung vào kiểm soát dân sự đối với quân đội và tiếp tục hiện đại hóa lĩnh vực quốc phòng của Ukraine."

Tàu tuần tra Mark VI của Hải quân Mỹ . Ảnh: Reuters

Trong bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich trực tuyến vào tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi việc đứng lên bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine là một "mối quan tâm sống còn".

Trong khuôn khổ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh cho Ukraine, Mỹ đã cam kết hỗ trợ an ninh hơn 2 tỷ USD cho nước này kể từ năm 2014 khi bán đảo Crimea tuyên bố sáp nhập vào lãnh thổ Nga.

Tháng 6 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua việc bán 16 tàu tuần tra cho Ukraine, cùng với hệ thống pháo và radar hồng ngoại, với chi phí ước tính khoảng 600 triệu USD.

Năm 2019, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định đóng băng sự hỗ trợ, động thái mà đảng Dân chủ cho rằng nhằm để buộc chính quyền Kiev cản trở quá trình tranh cử của ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ khi đó là ông Joe Biden, dẫn đến việc ông Trump bị luận tội vào tháng 12/2019.

Khoản viện trợ được công bố hôm 1/3 chỉ là phần đầu tiên trong gói 275 triệu USD lớn hơn đã được Quốc hội Mỹ thông qua cho năm tài chính 2021. Bộ Quốc phòng cho biết số tiền 150 triệu USD cuối cùng sẽ được giải phóng sau khi Bộ Ngoại giao "xác nhận rằng Ukraine đã đạt đủ tiến bộ trong các cải cách quốc phòng quan trọng."

Mỹ công bố các viện trợ cho Ukraine nhằm đáp ứng "Chiến lược biển sửa đổi" được Hải quân Ukraine công bố hồi đầu năm 2019. Trong đó nói rõ các bước thực hiện trình bày trong Chiến lược sẽ cho phép Ukraine gây dựng được tầm ảnh hưởng đến tình hình ở vùng Biển Đen và Biển Azov trong tương lai.

Đặc biệt hơn là thời điểm Mỹ công bố các loại vũ khí viện trợ cho Ukraine cũng là lúc tình hình ở miền Đông Nam Ukraine đang nóng lên. Đã xuất hiện các tin tức cho rằng, quân đội Ukraine đang hành động mạnh tay hơn nhằm dùng vũ lực đoạt lấy Donbass.

Chưa rõ việc đẩy mạnh năng lực Hải quân sẽ thực sự mang lại ưu thế cho Ukraine trong cuộc chiến giành lại các vùng ly khai hay không.

Song theo nhận định của chuyên gia Nga, ông Vadim Kolesnichenko, các sản phẩm tàu tuần tra hoành tráng nói trên chỉ là "quà tặng phế thải" Mỹ dành cho Ukraine bởi thực tế, chúng đã bị Mỹ loại biên từ lâu do quá cũ kỹ và lạc hậu.

"Món quà kế tiếp từ Mỹ tặng cho Ukraine nói lên rằng Mỹ coi Ukraine là nơi thu gom kim loại phế thải. Những cái gọi là tàu hiển nhiên không giúp tăng cường sức mạnh cho Hải quân Ukraine. Cử chỉ này cho thấy rằng đâu là đất nước hạng ba nằm trong phạm vi lợi ích của người Mỹ" - chuyên gia Nga nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật