Ở miền Tây có 1 đặc sản “muốn ngon là phải để cả đàn giòi bò lúc nhúc”, quy trình chế biến thuộc dạng kỳ công bậc nhất

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Được biết, đây là món đặc sản quen thuộc của người dân Tây Nam Bộ với quá trình chế biến mất rất nhiều thời gian.
Ở miền Tây có 1 đặc sản “muốn ngon là phải để cả đàn giòi bò lúc nhúc”, quy trình chế biến thuộc dạng kỳ công bậc nhất
Ảnh minh họa

Xem Video: Gợi ý 7 đặc sản "đậm vị" miền Tây

Miền Tây sông nước là nơi sở hữu biết bao đặc sản ngon trứ danh, trong đó nổi bật nhất phải kể đến các món mắm. Tuy vậy, không phải ai cũng dám ăn thử món này vì mùi vị quá "đặc trưng" của nó. Hơn nữa, nếu biết được quá trình làm ra mắm thì chắc hẳn bạn sẽ càng… không dám ăn!

Trên TikTok từng xuất hiện nhiều đoạn clip ghi lại cảnh người ta dùng vợt để... hớt giòi bên trong thùng làm nước mắm. Dân mạng còn comment khẳng định "làm mắm mà không có giòi thì còn gì ngon?" 

Mới đây, người dùng TikTok lại được phen "sởn da gà" khi xem đoạn clip một cô gái chia sẻ về đặc sản ở quê mình kèm dòng chú thích: "Nghe nói món này ngon là phải có mấy em giòi bò như vầy"

Món ăn này có cách làm mới nhìn đã thấy cầu kỳ, gồm 1 lớp gỗ trên cùng, tiếp đến là vài tấm ni lông và cuối cùng mới chính là những con cá với đàn giòi bò lúc nhúc bên trong (Nguồn: @lenhi.a)

Theo tiết lộ từ nhiều bạn, đây chính là món mắm cá phi (rô phi) - đặc sản nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ. Dưới phần bình luận, những bạn ở vùng khác đều bày tỏ sự sợ hãi trước món ăn làm từ giòi này. Dù vậy, một số tài khoản TikTok người miền Tây lại khẳng định "mắm mà không có giòi thì chẳng phải là mắm ngon".

Theo nhiều bạn xác nhận, đó chính là món mắm cá rô phi - một đặc sản nổi tiếng chỉ người miền Tây mới biết

Được biết, quá trình làm ra món mắm cá phi này rất kỳ công và tốn thời gian. Cá rô phi sau khi được làm sạch sẽ trộn với muối theo tỷ lệ nhất định, sau đó được xếp vào một cái hũ (thường là bằng sành sứ, thuỷ tinh) theo thứ tự: 1 lớp cá, 1 lớp muối mỏng rồi đến 1 lớp thơm (khóm) cắt lát. Quá trình xếp cứ lặp lại như vậy cho đến khi hết cá thì thôi.

Đặc biệt, trong quá trình xếp cá phải nén thật chặt để loại bỏ bớt không khí bên trong. Nếu đã xếp hết cá mà vẫn còn thừa chỗ trống trong hũ, người dân miền Tây thường chèn thêm túi ni lông, tấm vải hoặc thanh củi đè lên trên, mục đích là cản tối đa lượng không khí tác động.

Cá rô phi sau khi ướp muối sẽ được xếp vào những chiếc hũ to rồi đè nén thật kỹ cho bớt không khí bên trong 

Sau khi đậy nắp kín, người ta sẽ mang đi ủ ở chỗ mát trong thời gian khoảng 2 ngày, sau đó lại mở nắp ra và dùng đũa đảo cá cho thấm đều muối. Tiếp tục ủ cá trong vòng 7 - 10 ngày thì gắp ra và trộn với một ít thính. Quá trình ủ sẽ diễn ra tiếp trong vòng khoảng 30 ngày. Sau khoảng thời gian đó, người ta lại mở nắp và chắt hết phần nước bên trong hũ ra, rồi lại… ủ thêm 30 ngày nữa!

Tổng cộng quá trình để làm ra món mắm cá phi thơm ngon cũng phải mất tới vài tháng!

Do quá trình ủ lâu, cá sống sẽ sinh ra giòi, đồng thời phần xương bên trong cũng gần như biến mất. Mắm cá rô phi hoàn thiện sẽ có màu nâu đỏ rất đẹp mắt, thịt cá dai, ngọt và thơm mùi đặc trưng. Người miền Tây thường dùng cá để ăn với cơm kết hợp cùng chút rau sống, chuối chát hoặc khế chua cho bớt độ mặn.

Mắm cá rô phi thành phẩm có màu sắc bắt mắt, được xem là đặc sản nức tiếng của người dân miền Tây 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật