Điện đàm Đức-Mỹ: Liên minh không ảnh hưởng Nord Stream-2

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Joe Biden không nhắc đến dự án Nord Stream-2, nước Đức trên hết.
Điện đàm Đức-Mỹ: Liên minh không ảnh hưởng Nord Stream-2
Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong một cuộc gặp.

Hôm 25/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm và nhắc đến hàng loạt chính sách mới của Mỹ, trong đó có vấn đề kết nối liên minh xuyên Đại Tây Dương.

AP dẫn thông báo từ Nhà Trắng cho thấy, Tổng thống Mỹ đang tìm cách hồi sinh liên minh xuyên Đại Tây Dương với Đức, sau khi mối quan hệ này trở nên căng thẳng dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.

Tân Tổng thống Mỹ đã thực hiện một loạt cuộc điện đàm với những người đồng cấp nước ngoài trong những ngày gần đây, như một phần trong nỗ lực điều chỉnh lại các mối quan hệ của Mỹ trên toàn cầu sau bốn năm thực hiện chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông Donald Trump.

Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố, Tổng thống Joe Biden chuyển tải rằng, ông coi mối quan hệ đối tác của Mỹ với NATO và Liên minh Châu Âu "là nền tảng an ninh tập thể và các giá trị dân chủ được chia sẻ của chúng tôi".

Ông Steffen Seibert, người phát ngôn của chính phủ Đức, cho biết, Thủ tướng Merkel hoan nghênh các quyết định của ông Biden trong ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống về việc tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp định Khí hậu Paris. Ông Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi cả WHO và Hiệp định khí hậu Paris - hiệp định được gần như mọi quốc gia ký kết nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

Thủ tướng Angela Merkel cũng có những đánh giá tích cực về cuộc bầu cử của ông Joe Biden. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức cảnh báo không phải mọi thứ sẽ suôn sẻ. “Sẽ có sự khác biệt về quan điểm với chính quyền Tổng thống Joe Biden" - bà Merkel nói.

Truyền thông quốc tế không đề cập đến nội dung về đường ống khí đốt đầy tranh cãi Nord Stream-2 - vấn đề bất đồng duy nhất giữa hai liên minh này.

Tuy nhiên, từ các động thái gần đây, Đức đang thể hiện quan điểm "Nước Đức trên hết" của mình và sẵn sàng phản đối các lệnh trừng phạt nhằm vào họ mà nước Mỹ đưa ra.

Bằng chứng là với lệnh trừng phạt mới nhất từ Washington nhằm vào con tàu rải ống Fortuna của Nga, chúng vẫn được tiếp tục thực hiện công việc mình trên vùng biển Đan Mạch.

Công ty điều hành đường ống cho biết con tàu vẫn thi công vào tối 24/1. “Tàu lắp đặt đường ống Fortuna (...) đã bắt đầu công việc xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 ở vùng biển Đan Mạch. Mọi công việc đang diễn ra theo đúng giấy phép từ phía Đan Mạch”.

Vào đầu tháng 12/2020, dự án hơn 9 tỷ euro này đã được nối lại trong vùng biển của Đức, sau khi bị đình chỉ gần một năm do lệnh trừng phạt của Mỹ.

Phát ngôn viên chính phủ Steffen Seibert cho biết tại Berlin rằng, Đức sẽ không từ bỏ dự án Nord Stream 2, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ và lời kêu gọi của Nghị viện châu Âu áp đặt các biện pháp của EU đối với dự án đường ống dẫn khí đốt do Nga hậu thuẫn vì vụ Navalny.

"Không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa vụ Navalny và Nord Stream-2”- phát ngôn viên chính phủ Steffen Seibert nói.

Chính phủ Đức đã “lưu ý đến” nghị quyết của Nghị viện Châu Âu yêu cầu đình chỉ Nord Stream 2, nhưng điều này “không thay đổi” quan điểm của họ liên quan đến dự án đường ống, Seibert nói.

Lãnh đạo mới của đảng Dân chủ Cơ đốc giáo cầm quyền của Đức, Armin Laschet, hôm 25/1 cũng cho biết ông sẽ không xem xét lại sự ủng hộ của mình đối với đường ống do Nga hậu thuẫn, bất chấp sự phản đối của Mỹ và châu Âu về việc hoàn thành.

Ông Laschet đã thúc giục Nga thả nhà phê bình Điện Kremlin Alexei Navalny. Nhưng khi bị thúc ép về nguồn cung năng lượng trong nước, ông nói “Đức sẽ là người quyết định”.

Khi được hỏi liệu ông có sẵn sàng suy nghĩ lại về đường ống Nord Stream-2 không, vị lãnh đạo Laschet trả lời: "Không."

Ông nói thêm, Đức và Nga đã duy trì mối quan hệ học thuật và kinh doanh ngay cả ở đỉnh điểm của chiến tranh Lạnh.

Mối quan hệ này có thể sẽ không chịu ảnh hưởng từ những thay đổi chính trị trên chính trường Mỹ và bà Merkel đã không chọn thảo luận vấn đề này với Tân Tổng thống Joe Biden.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật