Từng tốn 70tr về Thanh Hóa đón năm mới, chàng trai chọn ở lại SG “né Tết”: Chuyên gia chê hèn

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày càng có nhiều người trẻ chọn ở lại TP.HCM đón Tết thay vì về quê, một phần vì muốn tiết kiệm tiền, phần nữa vì ngại muôn vàn câu hỏi về chuyện tế nhị.
Từng tốn 70tr về Thanh Hóa đón năm mới, chàng trai chọn ở lại SG “né Tết”: Chuyên gia chê hèn
Ảnh minh họa

Tết về quê sum họp cùng gia đình là chuyện của nhiều năm trước, còn thời buổi này có nhiều người chọn ngược lại khi đánh đổi niềm vui đoàn viên để được “yên thân” không tốn kém, né được những câu hỏi liên quan lương thưởng, cưới xin, con cái… 

Chia sẻ trên tờ Báo , Tiến Dũng (27 tuổi, nhân viên marketing) quê Thanh Hóa và chuyển vào TP.HCM làm việc 1 năm nay. Thời điểm này, những người ở cùng nhà rục rịch đặt vé về quê đón Tết, Dũng lại bình chân như vại vì đã quyết định ở lại thành phố đón năm mới. 

Không phải vì kẹt tiền về quê, lý do khiến Dũng chọn điều này là vì Tết Nguyên đán năm ngoái đã chi 70 triệu để về quê. “Ở quê em không coi chuyện lì xì là vui vẻ, mà đã lì xì phải nhiều. Lúc gặp con nít mà lì xì ít sẽ bị đánh giá, nói vào nói ra là ki bo keo kiệt”, Dũng kể lại.

Năm nay nếu ở lại, anh chàng 27 tuổi sẽ tiết kiệm 7-10 triệu tiền vé máy bay. Số tiền đó có thể dùng để biếu gia đình, còn bản thân anh chàng không phải tiêu gì thêm vào các khoản như lì xì, gặp gỡ bạn bè cũ ở quê… 

Một lý do khác cũng khiến nhiều người trẻ né tránh chuyện về quê đón năm mới là những câu hỏi liên quan đến cưới xin, lương thưởng… Trong khi độ tuổi trung bình kết hôn ở người trẻ ngày càng tăng cao, thời buổi này 30 tuổi vẫn chưa lập gia đình là chuyện thường tình. Tuy nhiên, trong dịp đầu năm, nhiều người họ hàng lại không biết ý tứ mà mang ra hỏi nhau khiến những người trẻ thêm mệt mỏi, áp lực. 

“Bữa trước, mẹ gọi điện cho mình và nói một giọng điệu rất nghiêm túc: Mẹ đi đám cưới nhiều lắm rồi, bao giờ đến lượt mẹ? Mình đã thẳng thắn đáp: “Nếu mẹ còn tiếp tục chủ đề này thì đừng bao giờ gọi điện cho con nữa”, Thiên Anh, nhân viên truyền thông một công ty ở Q.1, TP.HCM chia sẻ trên tờ Báo . 

Trước tình trạng người trẻ né Tết ngày càng nhiều, chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long đã chia sẻ quan điểm trên tờ Báo . Anh cho biết bản thân đồng cảm nhưng không ủng hộ trước quyết định này. "Đồng cảm vì đó là những nỗi lo có thật và nó gây phiền toái, ức chế lên người trẻ. Những vấn đề đó tưởng là nhỏ nhưng tác động rất lớn đến tâm lý, cảm xúc và niềm vui của các bạn. Ngày Tết nên là ngày của sự đoàn viên, gắn kết, chia sẻ tâm tình, mang lại niềm vui cho tất cả mọi người chứ không phải để gây ra sự khó chịu lấn cấn trong lòng.

Không ủng hộ vì nếu coi hành động đó như một cách để chạy trốn cảm xúc tiêu cực thì hơi... hèn nhát. Và đó cũng không phải cách làm triệt để. Chưa kể, niềm vui sum họp gia đình quý giá hơn nhiều, không đáng để mang ra đánh đổi như vậy.

Tôi đã khuyên rất nhiều bạn bè của mình nên phản ứng ngay lập tức với người lớn khi gặp những câu hỏi như vậy. Các bạn có thể tùy vào vai vế của người đối diện và sự gần gũi trong mối quan hệ để có cách lựa lời phù hợp. Nhưng quan trọng nhất cần thể hiện sự nghiêm túc và thẳng thắn khi đề cập. Nếu người đối diện cảm nhận được sự nghiêm túc trong lời nói của bạn về sự khó chịu của bản thân, lần tới họ sẽ không bao giờ đề cập nữa", anh Nguyễn Ngọc Long chia sẻ. 

(Ảnh minh họa trái: Báo / Ảnh minh họa phải: Internet)

Về quê đón Tết cùng gia đình hay ở lại thành phố là câu hỏi không dễ trả lời, tùy mỗi người có hoàn cảnh khác nhau mà đưa ra quyết định phù hợp. Tuy nhiên, có những điều không thể nào tồn tại mãi mãi, đợi mình khi nào rảnh, khi nào nguôi ngoai nỗi ấm ức bị hỏi chuyện tế nhị rồi về quê đoàn viên với gia đình. Có câu hát dễ gây ám ảnh với nhiều người nhưng phải xác nhận đó là sự thật: “Mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già thêm một tuổi”. Những người thân đâu thể đợi bạn mãi được, chưa kể một năm đầy biến động mất mát vừa qua như nhắc nhở mỗi người về vô thường, hãy trân trọng những dịp còn bên nhau. 

Cũng có những trường hợp không thể về quê đón Tết nhưng vẫn lo liệu đủ đầy, thực hiện trọn vẹn trách nhiệm với bố mẹ trong những ngày đầu năm. Nếu có thể, hãy thu xếp một chuyến trở về, sau Tết cũng chẳng thành vấn đề nhưng hãy tự hỏi lần cuối cùng bạn về thăm bố mẹ là khi nào. 

Câu chuyện không về nhà để né Tết cũng phải nhìn từ hai phía, không nên tạo áp lực về vấn đề cưới hỏi, lương thưởng trong ngày đầu năm. Đâu phải cứ cưới sớm là hạnh phúc, đâu phải làm nhiều tiền là vui vẻ. Ngay cả chuyện lì xì cũng dần đánh mất ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của nó mà bị lái sang hướng trọng vật chất nên càng khiến nhiều người e dè, né tránh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật