Gần 100 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu, Biden khôi phục hạn chế nhập cảnh

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Toàn cầu ghi nhận gần 100 triệu ca nhiễm, hơn 2,1 triệu người chết vì nCoV, Biden dự kiến khôi phục các hạn chế nhập cảnh được Trump nới lỏng trước đó.
Gần 100 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu, Biden khôi phục hạn chế nhập cảnh
Một y tá tiêm vaccine Covid-19 cho người dân tại thành phố Pasadena, bang California, Mỹ, hôm 12/1. Ảnh: Reuters.

Thế giới ghi nhận 99.718.093 ca nhiễm và 2.137.665 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 417.935 và 8.828 ca trong 24 giờ qua. 71.696.040 người đã bình phục, theo trang cập nhật thời gian thực Worldometers.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 115.396 ca nhiễm và 1.581 ca t‌ử von‌g, đưa tổng số người nhiễm lên 25.682.339 và 429.227 người chết. Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Mỹ khi ca nhiễm mới hàng ngày liên tục vượt 100.000 người.

Một quan chức Nhà Trắng hôm 25/1 xác nhận tân Tổng thống Joe Biden sẽ khôi phục các hạn chế nhập cảnh đối với những người không phải là công dân Mỹ đã ở Brazil, Ireland, Vương quốc Anh và phần lớn các nước châu Âu.

Biden cũng dự kiến mở rộng các hạn chế đi lại với những người từng đến Nam Phi do lo ngại biến chủng nCoV được phát hiện tại đây.

Động thái của chính quyền tân Tổng thống Mỹ được đưa ra một tuần sau khi người tiềm nhiệm Donald Trump xác nhận lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ với hành khách từ Anh, 26 nước trong khối Schengen và Brazil sẽ hết hiệu lực từ ngày 26/1.

Quyết định khôi phục hạn chế nhập cảnh và mở rộng các hạn chế đi lại từ Nam Phi đánh dấu nỗ lực mới nhất của chính quyền Biden, nhằm phá vỡ các biện pháp xử lý Covid-19 của chính quyền Trump, trong bối cảnh ca nhiễm ở Mỹ liên tục tăng cao.

Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 12.921 ca nhiễm và 127 ca t‌ử von‌g, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.668.356 và 153.503.

Thủ tướng Narendra Modi hôm 22/1 cho biết Ấn Độ sẽ hoàn toàn tự chủ về nguồn cung cấp vaccine Covid-19 trong bối cảnh quốc gia này đã tiêm vaccine cho hơn một triệu dân trong vòng một tuần kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đã đặt mục tiêu tiêm vaccine Covid-19 cho khoảng 300 triệu trong số 1,3 tỷ dân trước tháng 7, tương đương gần như toàn bộ dân số Mỹ.

Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 562 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca t‌ử von‌g lên 217.037. Số người nhiễm nCoV tăng 28.323 ca trong 24 giờ qua, lên 8.844.577.

Brazil hôm 25/1 sẽ khởi động chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19. Đây được đánh giá là động thái chậm trễ của chính phủ nước này, diễn ra vài tuần sau khi Mỹ và các nước châu Âu đã khởi động chương trình tiêm chủng của họ.

Việc triển khai tiêm chủng muộn, bị cản trở do thiếu nguồn cung vaccine, đã khiến người dân Brazil ngày càng phẫn nộ. Hàng nghìn người đã tổ chức biểu tình ở một vài thành phố cuối tuần qua, phản đối chính quyền của Tổng thống Bolsonaro.

Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 21.127 ca nhiễm nCoV và 491 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và t‌ử von‌g lên lần lượt 3.719.400 và 69.462.

Giới chức Nga cho biết 1,5 triệu công dân đã được tiêm vaccine, sau khi chiến dịch tiêm chủng đại trà được khởi động từ 18/1. Trước đó nước này đã bắt đầu tiêm cho nhóm nguy cơ cao, bao gồm nhân viên y tế, giáo viên và người cao tuổi. Chính quyền đánh giá đỉnh dịch thứ hai có thể đã qua và thông báo mở lại tất cả trường học từ tuần tới.

Nga đã nộp đơn đăng ký xin cấp phép sử dụng Sputnik V tại Liên minh châu Âu và dự kiến được xem xét vào tháng 2. Sputnik V đã được phê duyệt ở Argentina, Belarus, Serbia và một số nước khác.

Pháp, vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 18.436 ca nhiễm và 172 ca t‌ử von‌g, nâng ca nhiễm và t‌ử von‌g lên lần lượt 3.053.617 và 73.049.

Chính phủ Pháp đã áp đặt một số biện pháp kiểm soát biên giới mới, có hiệu lực từ ngày 24/1, như một phần trong nỗ lực ngăn chặn Covid-19 lây lan và tránh các lệnh phong tỏa toàn quốc.

Sau khi khởi động chiến dịch tiêm chủng được đánh giá khá muộn, các cơ quan y tế Pháp thông báo một triệu người dân đã được tiêm vaccine tính tới ngày 23/1. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm, nhập viện và t‌ử von‌g do nCoV tăng cao đã dấy lên lo ngại quốc gia này có thể đối mặt làn sóng Covid-19 lần ba nghiêm trọng hơn.

Đức là vùng dịch lớn thứ 10 thế giới với 2.147.740 ca nhiễm và 52.777 ca t‌ử von‌g vì Covid-19, tăng lần lượt 10.051 và 241 ca so với một ngày trước đó. Tốc độ lây lan của nCoV tại Đức gần đây đã chậm lại, nhưng số ca t‌ử von‌g cao hơn mức tăng tuần trước.

Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn hôm 24/1 xác nhận nước này sẽ mua 200.000 liều thuốc kháng thể để điều trị Covid-19. Đây được cho là phương pháp đã giúp cựu tổng thống Mỹ Donald hồi phục sau khi nhiễm nCoV.

Người phát ngôn của Bộ Y tế Pháp cho biết bệnh nhân sẽ được nhận miễn phí liều thuốc này. Đây là phương pháp điều trị đã được chấp thuận để sử dụng khẩn cấp ở Mỹ, nhưng vẫn chưa được các cơ quan quản lý châu Âu bật đèn xanh.

Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 989.262 ca nhiễm, tăng 11.788, trong đó 27.835 người chết, tăng 171.

Quốc gia đông dân thứ tư thế giới đối mặt với thách thức khổng lồ là tiêm chủng cho 181,5 triệu người, tức 2/3 dân số. Chính quyền cho hay sẽ ưu tiên 1,5 triệu nhân viên y tế và 17,4 triệu công chức trong vòng đầu tiên dự kiến kéo dài tới tháng 4. Phần cư dân còn lại sẽ được tiêm vaccine đến tháng 3/2021.

Philippines báo cáo 513.619 ca nhiễm và 10.242 ca t‌ử von‌g, tăng lần lượt 1.949 và 53 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.

Giới chức Philippines hôm 10/1 cho biết nước này đã bảo đảm tiếp nhận 30 triệu liều vaccine Covid-19 do hãng dược Mỹ Novavax phát triển, đồng thời hy vọng tập trung được 148 triệu liều vaccine từ 7 công ty trong năm nay, đủ cho khoảng 70% dân số.

Trung Quốc ngày 16/1 cam kết tặng cho Philippines 500.000 liều vaccine, Manila trước đó đã đồng ý mua 25 triệu liều Coronavac của tập đoàn dược phẩm Trung Quốc Sinovac.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật