Động cơ tên lửa đẩy Nga tiếp tục gồng gánh vũ trụ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo số liệu thống kê, cứ năm vụ phóng tàu vũ trụ trên thế giới thì có một vụ phóng sử dụng động cơ của Nga.
Động cơ tên lửa đẩy Nga tiếp tục gồng gánh vũ trụ
Động cơ tên lửa đẩy Nga đang rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới

Cơ quan nhà nước về các hoạt động không gian Roscosmos của Nga đưa tin, năm ngoái, cứ năm vụ phóng tàu vũ trụ thì có một vụ phóng sử dụng động cơ của Nga.

"Các động cơ do Liên hiệp khoa học sản xuất Energomash Nga (NPO Energomash - doanh nghiệp thành viên của Roscosmos) phát triển vào năm 2020 đã hoạt động thành công trong 24 lần phóng, trong tổng số 114 (21,05%) trên thế giới" - tuyên bố trên trang web của tập đoàn nhà nước Roscosmos cho biết.

Đặc biệt, 15 vụ phóng tên lửa được thực hiện với động cơ của Nga (13 Soyuz-2 và một Proton-M và một Angare-A5) từ các vũ trụ vũ trụ của Nga, bảy vụ phóng của Mỹ (năm lần bằng tên lửa đẩy Atlas-5 và hai lần bằng tên lửa đẩy Antares), hai vụ phóng nữa từ bãi phóng của Pháp (hai tàu "Soyuz-ST").

NPO Energomash sản xuất động cơ tên lửa đẩy chất lỏng RD-191 cho phương tiện phóng Angara, động cơ RD-180 cho tên lửa Atlas-5 của Mỹ và RD-181 cho tên lửa Antares của Mỹ. Ngoài ra, doanh nghiệp hiện đang phát triển động cơ RD-171MV cho tên lửa Soyuz-5 mới (Irtysh) của Nga.

Trong năm 2021 này, Nga sẽ bán 10 động cơ tên lửa đẩy cho Mỹ. Trong đó, sáu động cơ RD-180 dùng cho tên lửa Atlas-5 và bốn động cơ RD-181 cho tên lửa Antares, tin đăng trên trang web mua sắm công của Nga cho biết.

Theo tài liệu, NPO Energomash dự định sẽ mua bảo hiểm cho việc vận chuyển vào năm 2021 đối với 6 động cơ RD-180 và 4 động cơ RD-181.

Theo NPO Energomash, động cơ RD-180 được sử dụng trong tầng một của tên lửa Atlas-5. Tổng cộng, kể từ năm 1999 đã có 116 động cơ được vận chuyển sang Mỹ, trong đó 92 động cơ đã được sử dụng.

Động cơ RD-181 được lắp đặt trong tầng một của tên lửa Antares (mỗi tên lửa hai động cơ). Tổng cộng, 22 động cơ đã được chuyển giao cho Hoa Kỳ kể từ năm 2015, trong đó 16 động cơ đã được sử dụng.

Các quan chức Lầu Năm Góc và chính khách Mỹ đã nhiều lần phàn nàn về thực trạng ngành hàng không vũ trụ nước này quá phụ thuộc vào Nga khi tiếp tục phải bỏ ra hàng tỷ USD phải mua động cơ tên lửa đẩy và mua chỗ trên tàu vũ trụ Nga để lên trạm không gian ISS.

Hơn nữa, các động cơ Nga được Mỹ sử dụng trong các tên lửa thực hiện các vụ phóng các thiết bị hàng không vũ trụ của không quân Hoa Kỳ, cơ quan an ninh quốc gia (NSA) hay Cục tình báo Trung ương (CIA) cũng như phục vụ sứ mệnh khoa học và nghiên cứu của NASA.

Trong nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc vào động cơ tên lửa đẩy Nga, vào tháng 3/2016, Bộ quốc phòng Mỹ đã quyết định ký liền 2 hợp đồng chế tạo động cơ tên lửa đẩy với các công ty chế tạo thiết bị hàng không Aerojet Rocketdyne và United Launch Alliance (ULA) thuộc United Launch Services.

United Launch Services được trao một hợp đồng ban đầu trị giá 47 triệu USD (tổng số tiền đầu tư quốc gia 202 triệu USD), nhận trọng trách thiết kế tên lửa đẩy Vulcan BE-4 để sử dụng trên tên lửa New Glenn do Blue Origin sở hữu, cũng như trên tàu vận tải tên lửa mới Vulcan do United Launch Alliance (ULA) sản xuất.

Còn Aerojet Rocketdyne có nhiệm vụ chế tạo nguyên mẫu động cơ tên lửa đẩy AR1 theo một hợp đồng trị giá 115 triệu USD. Khả năng tổng ngân sách đầu tư quốc gia cho kế hoạch này sẽ lên tới 536 triệu USD.

Tuy nhiên, bất chấp việc Hoa Kỳ đã ồ ạt đầu tư cho cả các công ty nhà nước và tư nhân để phát triển các động cơ tên lửa đẩy vũ trụ trong 10 năm qua, nhưng cho đến nay, Washington chưa khi nào cho thấy họ có đủ tiềm năng trong lĩnh vực này, để hoàn toàn thoát Nga.

Hồi năm ngoái, chính Quốc hội Mỹ đã buộc phải thừa nhận rằng, họ không thể thay thế động cơ RD-180 của Nga ít nhất thêm 10 năm nữa. Báo cáo của các nhà phân tích gửi Quốc hội Mỹ cho biết, Hoa Kỳ sẽ không thể tìm được sự thay thế cho động cơ tên lửa RD-180 ít nhất là cho đến năm 2030.

"Ngay cả khi quá trình chuyển đổi từ RD-180 sang các động cơ hoặc phương tiện phóng khác diễn ra suôn sẻ và được thực hiện chính xác theo lịch trình, có khả năng các chỉ số hiệu suất và độ tin cậy tương tự khi sử dụng RD-180, chỉ có thể đạt được sau năm 2030" - nội dung tài liệu của các nhà phân tích tại cơ quan lập pháp Mỹ nêu rõ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật