Triển khai hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP): Việt Nam được hưởng lợi ích lâu dài

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được kỳ vọng tạo thêm động lực mới cho tăng trưởng cũng như cải cách nền kinh tế.
Triển khai hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP): Việt Nam được hưởng lợi ích lâu dài
 May hàng xuất khẩu tại Tổng Công ty May 10. Ảnh: Công Hùng

Tuy nhiên, hiệu quả thực thi và khả năng tận dụng những lợi ích tiềm năng của RCEP phụ thuộc rất lớn vào thể chế thương mại và đầu tư ở Việt Nam.

Cơ hội đan xen thách thứcChia sẻ tại hội thảo “Thực hiện hiệu quả RCEP gắn với cải thiện tính tự chủ của nền kinh tế: Yêu cầu hoàn thiện thể chế thương mại và đầu tư ở Việt Nam” ngày 20/1, viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư Trần Thị Hồng Minh cho biết, dù phải đối mặt với không ít khó khăn và hệ lụy tiêu cực về kinh tế do đại dịch Covid-19 trong năm 2020, Việt Nam vẫn bứt phá hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó phải kể đến việc chủ trì thành công năm ASEAN 2020 và ký kết RCEP.

Chỉ ra những lợi ích tham gia RCEP, bà Trần Thị Hồng Minh cho rằng, đối với hoạt động thương mại của Việt Nam, hiệp định này tạo ra một thị trường lớn và tiềm năng cho xuất khẩu. Các nghiên cứu định lượng cho thấy, RCEP có tác động đến thương mại chứ không chỉ là chuyển hướng thương mại. Ngay cả với nhập khẩu, Việt Nam cũng có thể được hưởng lợi từ việc gia tăng chất lượng hàng nhập khẩu cho tiêu dùng. Cùng với việc gia tăng thương mại hàng trung gian, DN Việt Nam cũng có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực. Đối với đầu tư nước ngoài, Việt Nam có thêm cơ hội thu hút FDI từ sự dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cũng như những xu hướng cân nhắc mới trong và sau đại dịch Covid – 19.Đáng lưu ý, việc xử lý hiệu quả nhập siêu gắn với đầu tư nước ngoài ở thị trường RCEP là một thách thức lớn. Đặc biệt, sàng lọc chất lượng của dự án FDI là chủ trương đúng, nhưng thực hiện không dễ sau khi RCEP đi vào thực thi. Hay việc kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài từ RCEP và hệ lụy đối với kinh tế vĩ mô vẫn là một vấn đề phức tạp. Bên cạnh đó là khó khăn trong cân đối giữa thu hút, bảo vệ nhà đầu tư và quyền xây dựng chính sách của Việt Nam.Cải cách thể chế gắn với các cam kết FTATheo khuyến nghị của nhiều chuyên gia, để tăng cường tính tự chủ của nền kinh tế khi thực hiện RCEP, yếu tố cải cách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Theo đó, quá trình cải cách thể chế phải hài hòa và gắn với thực thi các hiệp định thương mại (FTA) như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Tuy nhiên, do CPTPP và EVFTA có tiêu chuẩn cao hơn và đã đi vào thực hiện nên quá trình cải cách ở các lĩnh vực liên quan cần hướng tới các tiêu chuẩn RCEP một cách nghiêm túc ngay từ bây giờ.Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp của viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư Nguyễn Anh Dương cho rằng, để thực hiện hiệu quả RCEP phải tiếp tục thực hiện các cải cách đối với nền tảng kinh tế vĩ mô nói chung (bao gồm cả chính sách cạnh tranh, môi trường kinh doanh, các thị trường nhân tố sản xuất). Bên cạnh đó, đặt chính sách đầu tư ở vị trí trung tâm, gắn với tư duy định hướng, khả thi về một số ngành cần ưu tiên phát triển, các ngành cần thúc đẩy tự do cạnh tranh; mức độ tham gia chuỗi giá trị ở khu vực RCEP và mức độ tự chủ trong thu hút, sử dụng các dự án FDI từ khu vực.Nhiều chuyên gia đồng quan điểm, Việt Nam cần hoàn thiện chính sách thương mại nhất quán với chính sách đầu tư, qua đó, góp phần xử lý hiệu quả, hài hòa vấn đề nhập siêu và nhập khẩu hàng trung gian, phù hợp với sự tham gia của DN trong nước. Mặt khác, Việt Nam cần sớm thực hiện và xử lý mạnh mẽ các điểm nghẽn về hạ tầng và nguồn nhân lực, trong đó có sự tham gia của các nhà đầu tư và đối tác nước ngoài ở trình độ phù hợp.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật