Người Mỹ nếm trải cách mạng màu: Tiếp tục đổ lỗi

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
FBI tin rằng, cuộc bạo loạn ở Điện Capitol không phải là mâu thuẫn riêng nước Mỹ mà được tài trợ bởi thế lực nước ngoài.
Người Mỹ nếm trải cách mạng màu: Tiếp tục đổ lỗi
Lực lượng Vệ binh Quốc gia hoạt động bảo vệ Điện Capitol trước ngày 6/1 đáng nhớ.

Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) mới đây phát đi tuyên bố cho thấy họ đang điều tra theo hướng khả năng rằng, cuộc bạo loạn ở Điện Capitol hôm 6/1 được tài trợ bởi tổ chức hoặc cá nhân từ nước ngoài.

NBC News dẫn lời các quan chức FBI cho biết, cuộc điều tra bắt đầu bằng việc kiểm tra khoản thanh toán từ nước ngoài trị giá 500.000 USD được tiết lộ bởi công ty phân tích blockchain Chainalysis.

Một lập trình viên máy tính người Pháp đã chuyển 28,15 bitcoin (khoảng 522.000 đô la) đến 22 địa chỉ riêng biệt trong một giao dịch. Không lâu sau, người này t‌ּự sá‌ּt.

Quá trình điều tra cho thấy một phần của số tiền được cho là thuộc về “các nhà hoạt động cực hữu và một số cá nhân trên mạng Internet”.

Nick Fuentes - một người tham gia cuộc biểu tình nhưng không vào Điện Capitol - là người nhận được số tiền lớn nhất, khoảng 250.000 USD.

Thông tin đến từ các cá nhân, máy chủ ở nước ngoài càng là lý do để các nhà điều tra Mỹ tin rằng cuộc bạo loạn ở Điện Capitol hôm 6/1, được các nhà quan sát quốc tế đánh giá là "một cuộc cách mạng màu thử nghiệm", chắc chắn là do thế lực nước ngoài chứ không phải bởi những người dân Mỹ ủng hộ Tổng thống Donald Trump khởi xướng.

Trước đó, FBI cho biết đã nhận được báo cáo ngày 6/1 về hai thiết bị đáng ngờ, một tại trụ sở Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa và một tại Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ. Thông báo đính kèm hình ảnh một nghi phạm đeo mặt nạ, găng tay và mặc áo trùm, mang theo một vật thể.

FBI thông báo treo thưởng lên tới 50.000 USD cho thông tin có thể giúp dẫn đến vị trí, bắt giữ và kết án thủ phạm đặt bom ống trong trụ sở của các chính đảng lớn của Mỹ ở thủ đô Washington.
 
Trước khi người biểu tình tràn vào tòa nhà Quốc hội, các binh sĩ Vệ binh Quốc gia đã tìm thấy và tháo dỡ một thiết bị nổ. Thời điểm tìm thấy thiết bị này rất quan trọng bởi không loại trừ khả năng một ai đó đã cố tình cài sẵn thiết bị nổ để “chờ” người biểu tình tràn vào. Trong bối cảnh đó, nghi vấn về việc "có gián điệp" trong lực lượng vệ binh quốc gia cũng đã được xét đến.

Có thông tin lan truyền rằng trong ngày 6/1, các “kiến trúc sư” của sự kiện này đã cài người vào đám đông. Những người này đã kích hoạt cơ chế phản xạ tiềm thức của đám đông (lây nhiễm và bắt chước), kích động những người biểu tình chiếm tòa nhà Quốc hội. Những người kích động đã trà trộn vào đám đông và thể hiện là những người ủng hộ ông Trump nhiệt thành nhất. 

Đây càng là các điểm quan trọng, khiến giới điều tra tin vào một khả năng là có những nhân vật từ quốc gia bên ngoài đã tấn công nước Mỹ vào thời điểm nhạ‌y cả‌m nhất.

Các cáo buộc này cũng tương tự như các cáo buộc mà họ đã từng thực hiện liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, các đợt bầu cử lưỡng viện và trong hàng loạt sự kiện diễn ra ở nước này. Các cáo buộc này hướng tới những quốc gia có mối quan hệ căng thẳng với Mỹ như Nga, Iran, Trung Quốc.

Hiện, FBI vẫn đang tìm kiếm những người tham gia vào cuộc bạo loạn ngày 6/1 trong nội bộ nước Mỹ. Hàng trăm người đã bị truy tố song họ không bỏ qua khả năng về một chủ mưu từ nước ngoài có thể lợi dụng kích động dẫn tới hiện trạng khó coi của nước Mỹ vào "ngày quyết định".

Người biểu tình chiếm tòa nhà Quốc hội Mỹ có cả phe ủng hộ và phản đối ông Trump.

Trong khi người Mỹ dường như cố gắng hướng sự chú ý vào “thủ phạm” từ bên ngoài, giới phân tích có cái nhìn thực tế hơn khi chỉ ra sự chia rẽ và rạn nứt trong lòng nước Mỹ. Trang ABC News cho rằng B.L và hành động của đám đông tràn vào Đồi Capitol phản ánh cái giá phải trả cho những dối trá chính trị và tuyên bố tùy tiện của giới lãnh đạo.

Bên cạnh đó, giới phân tích cũng đặt ra hàng loạt nghi vấn như làm thế nào người biểu tình có thể dễ dàng tràn vào Đồi Capitol? Liệu có sự thông đồng từ cảnh sát? Chuyên gia về chính sách đối nội Mỹ, ông Soufian Alsabbagh nhận xét: "Biến cố này sẽ được lưu giữ như là một vết sẹo dài khủng khiếp cho nền dân chủ Mỹ và sẽ có những hậu quả hiển nhiên.

Nước Mỹ sẽ không thể nào hành xử như trước trên trường quốc tế, không thể ‘dạy đời’ nước này nước nọ và nhất là sẽ không thể có một vị thế như trước đây. Chỉ có điều ông Trump ‘gieo gió’ nhưng chính ông Biden, người sắp trở thành tổng thống Mỹ, sẽ phải ‘gặt bão’”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật