Ông Medvedev nói thẳng quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Biden

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cựu Thủ tướng Medvedev không kỳ vọng quan hệ Nga- Mỹ có thể tan băng dưới thời ông Biden, nhưng vẫn có nghị sĩ Mỹ nuôi kỳ vọng.
Ông Medvedev nói thẳng quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Biden
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev

Xem Video: quan hệ Mỹ - Nga: Phức tạp và thăng trầm

Trong một báo cáo hôm 6/1, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev đã bày tỏ quan điểm của ông về quan hệ Nga- Mỹ dưới thời kỳ của Tổng thống đắc cử Joe Biden.

Theo quan điểm này, quan hệ giữa Nga và Mỹ “sẽ vẫn cực kỳ lạnh nhạt” sau khi chính quyền mới xuất hiện, Washington vẫn sẽ theo đuổi chính sách chống Nga.

Ông Medvedev nhấn mạnh rằng “Nga sẵn sàng làm việc với bất kỳ tổng thống Mỹ nào, sẵn sàng khôi phục hợp tác” trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chính quyền mới của Mỹ khó có thể thực hiện các bước đi tương tự.

“Nhiều khả năng Mỹ sẽ theo đuổi chính sách chống Nga một cách nhất quán. Trong những năm gần đây, quỹ đạo quan hệ giữa Moscow và Washington ngày càng xấu đi bất kể ai là người đứng đầu Nhà Trắng” - Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga cho biết.

Theo ông Medvedev, với việc ông Trump lên nắm quyền, có một số hy vọng về sự thay đổi động lực tiêu cực trong quan hệ giữa Moscow và Washington, bởi năm 2016 dường như “quan hệ giữa hai nước không thể tồi tệ hơn dưới thời Barack Obama”.

“Tuy nhiên, những năm sau đó đã xua tan ảo tưởng này. Chính quyền ông Trump đã tăng cường một cách có hệ thống các cuộc đối đầu giữa Washington và Moscow, tiếp tục theo đuổi chính sách trừng phạt chống đối với Nga. Mỹ mong muốn loại bỏ Nga ra khỏi thị trường năng lượng và giảm thiểu tương tác ngoại giao” - ông Medvedev tuyên bố.

Ông Medvedev nhận thấy, ông Trump “liên tục nói về mong muốn hòa hợp” với Nga nhưng lời nói của nhà lãnh đạo Mỹ không có nghĩa lý gì, bởi “các biện pháp hạn chế tại Quốc hội Mỹ đều được cả đảng Dân chủ và Cộng hòa ủng hộ”.

Một tháng trước ngày ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức, Thứ trưởng Ngoại Giao Nga tuyên bố Moscow "không chờ đợi bất kỳ điều gì tốt đẹp" từ phía chính quyền Washington sắp tới và chỉ trích tổng thống Mỹ tương lai có lập trường "bài Nga". Ông cho rằng nhiều thành viên trong nội các sắp tới của Mỹ đã "gây dựng toàn bộ sự nghiệp" nhờ lập trường chống phá nước Nga. Tuyên bố được cho là ám chỉ tới việc ông Biden gán cho Nga gây ra chiến dịch tin tặc tấn công các cơ quan hành chính của Mỹ.

Có cùng quan điểm này, nhà bình luận chính trị Nga Konstantin Eggert nhận định về tình huống Tổng thống Nga Vladimir Putin không vội vàng gửi lời chúc mừng ông Biden khi đã thấy kết quả bầu cử sơ bộ giống như nhiều quốc gia khác.

Ông bình luận: “Đúng kiểu Putin kinh điển. Không vội vàng chúc mừng ông Biden, ông Putin-ít nhất trong cách nhìn nhận của chính ông ấy-muốn chứng tỏ rằng mình là một người cứng rắn, và nếu cần, ông ấy sẵn sàng chống lại Washington đến cùng”.

Những biểu lộ đối nghịch không đồng nghĩa với việc ông Putin không sẵn sàng đối thoại với ông Biden. “Đối với ông Putin, ưu tiên luôn là muốn được nhìn nhận sẵn sàng đối thoại với Mỹ. Nhưng thú vị là, chính quyền Trump đã bác bỏ khả năng này. Đối với nhà lãnh đạo Nga, việc có thể đối thoại song phương với Mỹ là bằng chứng về vị thế siêu cường của Nga và vai trò toàn cầu của ông ấy” - chuyên gia Eggert phân tích.

GS. Angela Stent thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) đánh giá, sự hiểu nhau giữa ông Biden và Tổng thống Putin có lẽ sẽ khiến mối quan hệ tương lai thêm phần thực tế thay vì dễ dàng hàn gắn hơn.

"Tôi không nghĩ rằng sẽ sớm có bất kỳ bước đột phá nào trong mối quan hệ này” - GS. Angela Stent nói.

Ông Biden sẽ cứu Hiệp ước New START?

Trái với sự thiếu lạc quan về quan hệ Nga- Mỹ dưới thời ông Biden, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev lại cho rằng, những lời hứa của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden về việc gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) nghe có vẻ “rất lạc quan”.

Ông Medvedev cho rằng, Mỹ đang cố gắng khôi phục hình ảnh của mình như một đối tác chiến lược đáng tin cậy.

Theo ông Medvedev, Tổng thống đắc cử Mỹ Biden ủng hộ việc cắt giảm vũ khí và đã tham gia xây dựng Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung, tầm ngắn từ thời Liên Xô. Đồng thời, một trong những chủ đề của chiến dịch tranh cử của ông Biden là việc Washington không chấp nhận rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở (OST), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp định Khí hậu Paris.

Ông Medvedev khi là Tổng thống Nga bắt tay ông Biden trong vai trò Phó Tổng thống Mỹ năm 2011. Ảnh:AP

Ông Medvedev lưu ý, việc Mỹ rút lại chữ ký và dự kiến gia nhập Hiệp định Paris mới là “một trong những ví dụ rõ ràng nhất và gần đây nhất về việc đi tắt đón đầu trong chính trị”.

Đại diện của Hội đồng An ninh Liên bang Nga tin rằng hiện tại những thay đổi mang tính kiến tạo đang diễn ra trên chính cơ sở của hoạt động kinh tế, một trật tự kinh tế mới đang được hình thành, các quốc gia và công ty cá nhân đang xây dựng lại mô hình trung lập, các nhà đầu tư đang sửa đổi chiến lược và các tổ chức quốc tế đang tạo ra các tiêu chuẩn mới.

Cần nhớ rằng, vào thời điểm gần kết thúc chiến tranh Lạnh, ông Joe Biden (bấy giờ là Thượng nghị sĩ Mỹ) đã vài lần thăm Liên Xô để đàm phán về kiểm soát vũ khí.

Đó là năm 1988, Thượng nghị sĩ Mỹ Joe Biden có chuyến thăm Liên Xô lần thứ ba và mang theo cậu con trai Hunter Biden.

Khi bước vào Nhà Trắng vào tuần tới, ông Joe Biden có thể sẽ mang theo gần nửa thế kỷ kinh nghiệm về chính sách đối ngoại, khiến ông trở thành một trong những đặc phái viên dày dạn nhất từng được bầu làm Tổng thống Mỹ.

Điều này đã thúc đẩy cựu Thượng nghị sĩ Bill Bradley, người đã đến Moscow cùng ông Biden vào năm 1979, bày tỏ lạc quan vào việc cải thiện các sứt mẻ giữa hai nước trong vấn đề vũ khí hạt nhân.

"Ông Joe Biden hiểu Liên Xô, hiểu Nga, từng tiếp xúc với ông Vladimir Putin và hiểu điều gì có thể, điều gì không có thể” - ông Bill Bradley nhận xét.

Có quan điểm cho rằng, nếu ông Donald Trump đến Matxcơva để theo đuổi các giao dịch bất động sản thì trải nghiệm của ông Biden ở đây cho thấy, ông có thể đối đầu với các quan chức điện Kremlin về kiểm soát vũ khí. Đó là vai trò mà ông sẽ tái hiện vào tháng tới với Tổng thống Putin khi Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới được thông qua năm 2010 sắp hết hạn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật