Nga rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở là đòn giáng mạnh vào quan hệ với NATO

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hôm 15/1, Bộ Ngoại giao Nga thông báo khởi động các thủ tục để chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở (OST).
Nga rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở là đòn giáng mạnh vào quan hệ với NATO
Nga tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở. (Ảnh: RIA)

Theo kênh truyền hình N-TV của Đức, đây là một đòn giáng mạnh vào quan hệ giữa Điện Kremlin và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vì đây là thỏa thuận duy nhất quy định các chuyến bay do thám trên lãnh thổ của các quốc gia khác và là một trong những trụ cột của sự tin cậy giữa Nga và NATO.

Với việc Mỹ và Nga rút khỏi hiệp ước, thỏa thuận quan trọng nhất về các chuyến bay do thám quốc tế sắp bị chấm dứt. Bộ Ngoại giao Nga cho biết Washington đã không chấp nhận đề nghị của Moscow về việc duy trì hiệp ước. Do đó, hiện nay Nga đang bắt đầu thủ tục rút khỏi hiệp định. Theo quan điểm của phía Nga, Mỹ đã rút khỏi hiệp ước và biện minh cho bước đi này bằng những cáo buộc xa vời.

Theo N-TV, Nga sẽ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở 6 tháng sau khi thông báo các thành viên khác về quyết định này. Trước đó, vào ngày 22/11/2020, Mỹ đã chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, 6 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ý định ngừng tham gia hiệp ước này. Tuy nhiên, cường quốc hạt nhân không mất hy vọng cho đến giây phút cuối cùng rằng hiệp ước vẫn có thể được cứu vãn.

Hiệp ước Bầu trời Mở được ký kết vào năm 1992 và bắt đầu có hiệu lực vào năm 2002. Thỏa thuận cho phép các quốc gia tham gia (34 quốc gia) hàng năm thực hiện một số chuyến bay do thám nhất định qua các khu vực của các quốc gia khác.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào cuối tháng 5/2020 đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ rút khỏi hiệp định này. Washington viện dẫn các vi phạm hiệp ước của Moscow là lý do cho bước đi này. Tuyên bố của Mỹ đã khiến cộng đồng quốc tế lo ngại và không chắc chắn vì Hiệp ước Bầu trời Mở được coi là một trong những trụ cột của sự tin cậy giữa các quốc gia NATO và Nga.

Theo Tổng thống Nga Putin, Mỹ thậm chí không giải thích lý do tại sao họ quyết định rời khỏi hiệp ước. Các nước NATO vẫn có thể tiếp tục bay qua lãnh thổ Nga và truyền thông tin thu được theo cách này cho người Mỹ. Ngược lại, Nga không còn có thể nhận được dữ liệu liên quan đến phía Mỹ, ông Putin nhấn mạnh và kêu gọi phương Tây đối thoại trung thực.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov sau đó đã nêu tên các điều kiện để Nga duy trì thỏa thuận. Vào ngày 12/11, ông Lavrov yêu cầu một cam kết bằng văn bản từ các nước NATO không truyền bất kỳ dữ liệu nào cho Mỹ sau các chuyến bay do thám trên lãnh thổ Nga. Ông Lavrov cũng cảnh báo các đối tác hiệp ước không nên nhượng bộ trước yêu cầu của Mỹ không cho phép Nga bay qua các căn cứ quân sự của Mỹ ở châu Âu. Moscow nhấn mạnh rằng đây là hành vi vi phạm hiệp ước.

“Cơ hội tiếp tục quan sát các hành động của người Mỹ, chẳng hạn ở Ba Lan hoặc Đức, vẫn hấp dẫn đối với Nga, vì vậy Moscow mặc dù có những nghi ngờ nghiêm trọng nhưng ban đầu vẫn giữ nguyên thỏa thuận”, N-TV viết.

Trong khi đó, theo Phó phát ngôn viên NATO Piers Cazalet, NATO quy trách nhiệm cho Nga trong việc phá hoại Hiệp ước Bầu trời Mở. “Chúng tôi đã lưu ý đến việc Nga đã tuyên bố ý định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở. Sự tuân thủ có chọn lọc của Nga đối với các nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước Bầu trời Mở trong một thời gian đã làm suy yếu sự đóng góp của hiệp ước quan trọng này đối với an ninh và ổn định ở khu vực Âu-Đại Tây Dương”, ông Cazalet nói.

Đồng thời, ông Cazalet lưu ý rằng, sau quyết định của Nga về Hiệp ước Bầu trời Mở, các đồng minh NATO vẫn cam kết đối thoại với Nga về kiểm soát vũ khí.

Việc rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở có thể bị giáng một đòn thậm chí còn nghiêm trọng hơn tương lai của Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) vẫn chưa được quyết định. Thỏa thuận sẽ hết hạn vào tháng 2/2021, trừ khi Nga và Mỹ đồng ý gia hạn. Trước đây, Tổng thống đắc cử Joe Biden từng nói ủng hộ việc gia hạn hiệp ước, nhưng sau khi ông nhậm chức vào ngày 20/1, sẽ chỉ còn rất ít thời gian cho việc đó. Nếu thỏa thuận hết hạn, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ sẽ không có hiệp ước hạn chế kho vũ khí chiến lược nào giữa Mỹ và Nga.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật