Tu chính án thứ 25 - “công cụ” uy lực giúp miễn nhiệm Tổng thống Mỹ

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau cuộc bạo loạn tại điện Capitol, ngày càng có nhiều người yêu cầu Phó tổng thống Mike Pence kích hoạt Tu chính án thứ 25 để phế truất Trump.
Tu chính án thứ 25 - “công cụ” uy lực giúp miễn nhiệm Tổng thống Mỹ
Ảnh: AP

Các chuyên gia nói rằng cuộc bạo loạn ngày 6/1 phần lớn bắt nguồn từ những phát ngôn của Tổng thống Donald Trump. Ngay cả sau khi vụ việc xảy ra, ông Trump cũng không lên án đám đông mà lại nói họ "rất đặc biệt". Điều này khiến các nhà lập pháp tính đến việc miễn nhiệm Trump một cách dễ dàng.

Nhiều nhà lập pháp kêu gọi Phó tổng thống Mike Pence viện dẫn Tu chính án thứ 25 để miễn nhiệm Tổng thống Trump. 

"Cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và có thể thực hiện ngày hôm nay để miễn nhiệm tổng thống là phó tổng thống viện dẫn Tu chính án thứ 25 ngay lập tức", Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer tuyên bố. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cũng lặp lại lời kêu gọi của ông Schumer, nói rằng Tu chính án thứ 25 cần được kích hoạt. "Nếu phó tổng thống và Nội các không hành động, Quốc hội có thể chuẩn bị tiến tới luận tội", bà Pelosi nói với các phóng viên.

Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Adam Kinzinger bang Illinois đã tweet một đoạn video kêu gọi ông Pence hành động "để đảm bảo an toàn cho người dân Mỹ trong vài tuần tới và chúng ta có một thuyền trưởng đúng mực cho con tàu".

Trước đây, Tu chính án thứ 25 chưa từng được sử dụng để tước bỏ quyền lực của một tổng thống mà không có sự đồng ý của ông ấy. Tu chính án cung cấp một khuôn khổ cho việc miễn nhiệm tổng thống nhưng các chuyên gia pháp lý đã dành hàng thập kỷ để tìm đáp án cho câu hỏi về những "cuộc khủng hoảng hiến pháp" tiềm ẩn có thể xảy ra sau đó.

Luật nói gì?

Tu chính án thứ 25 nói rằng nếu phó tổng thống và đa số thành viên Nội các hoặc cơ quan xét duyệt do Quốc hội chỉ định đưa ra văn bản tuyên bố tổng thống không phù hợp giữ chức vụ thì khi đó, phó tổng thống ngay lập tức trở thành Quyền tổng thống. Tuy nhiên, luật cũng cho tổng thống đương nhiệm, trong trường hợp này là ông Trump, cơ hội để tranh luận.

Trong trường hợp tranh cãi về khả năng lãnh đạo của Tổng thống, "Quốc hội sẽ quyết định vấn đề", theo tu chính án. Để phó tổng thống đảm nhận quyền lực tổng thống, 2/3 Hạ viện và Thượng viện phải bỏ phiếu ủng hộ kết quả đó. Nếu Quốc hội không đủ đa số trong cả 2 đảng ủng hộ việc miễn nhiệm tổng thống thì ông ấy vẫn nắm quyền.

Vào thời điểm được thông qua, Tu chính án 25 không nhằm mục đích "tạo điều kiện thuận lợi cho việc loại bỏ một tổng thống không được yêu thích hoặc thất bại", theo báo cáo của dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội. Báo cáo nói rằng một động thái như vậy có thể "gây ra một cuộc khủng hoảng hiến pháp".

Tu chính án thứ 25 ra đời như thế nào?

Khi rời nhiệm sở năm 1961 ở tuổi 70, Dwight Eisenhower là tổng thống cao tuổi nhất trong lịch sử Mỹ. Và ông phải chiến đấu với các vấn đề sức khỏe. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Eisenhower bị cả đau tim và đột quỵ nhẹ khiến nước Mỹ khi ấy đang căng thẳng vì chiến tranh Lạnh lại càng thêm bối rối.

Tổng thống Dwight Eisenhower (trái) gặp nhiều vấn đề sức khỏe nên ông đã chuyển giao quyền lực sang cho phó tướng Richard Nixon theo một thỏa thuận tạm thời. Ảnh: AP

Ông và Phó tổng thống của mình, Richard Nixon đã đồng ý với một thỏa thuận trong đó ông Eisenhower sẽ tạm thời từ bỏ quyền lực nếu bị mất năng lực một lần nữa, nhưng bản thân ông sẽ xác định khi nào cần tái đảm nhiệm nhiệm vụ của mình. Đó là một thỏa thuận đột xuất, không giải quyết được một kịch bản nếu tổng thống không thể xác định được khả năng của mình.

Điều II, Mục 1, Khoản 6 của Hiến pháp Mỹ nói rằng phó tổng thống đảm nhận "quyền hạn và nhiệm vụ" của tổng thống trong trường hợp tổng thống "không có khả năng", nhưng nó lại không nói cách để xác định tổng thống không thể phục vụ. Đến khi Kennedy bị ám sát, các nhà lập pháp Mỹ đã bàn luận về vấn đề này. Nếu Kennedy còn sống nhưng mất khả năng lao động, có lẽ không có cách nào để Phó tổng thống Lyndon Johnson giữ chức quyền tổng thống.

Do đó, Tu chính án thứ 25 đã được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1965 và phê chuẩn năm 1967. Phần 3 và 4 của Tu chính án đã lấp đầy khoảng chống hiến pháp: làm thế nào để đảm bảo đất nước luôn có người lãnh đạo khi tổng thống không đủ khả năng.

Phần 3 đề cập đến tình huống đơn giản nhất là một tổng thống xác định được ông ấy không đủ năng lực nhưng về sau có thể quay lại nhiệm sở. Lúc này, tổng thống sẽ ra thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện hiện tại về tình hình của mình. Khi sẵn sàng trở lại nhiệm sở, tổng thống lại thông báo bằng văn bản lần nữa. Phó tổng thống sẽ giữ vai trò quyền tổng thống tạm thời.

Phần 4 đề cập đến kịch bản phức tạp hơn, đó là khi tổng thống không có khả năng tuyên bố tình trạng mất năng lực của bản thân. Lúc này, Phó tổng thống và các cơ quan hành pháp hoặc cơ quan khác như Quốc hội sẽ ra thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện về việc Tổng thống không thể đảm nhiệm quyền hạn và nhiệm vụ của mình. Lúc này, phó tổng thống sẽ đảm nhận quyền hạn và nhiệm vụ với vai trò Quyền tổng thống.

Nếu Tổng thống đưa ra tuyên bố bằng văn bản, nói rằng mình vẫn có khả năng đảm nhiệm vai trò thì ông ấy sẽ tiếp tục giữ chức vụ này. Phó tổng thống và các cơ quan khác theo luật định sẽ có 4 ngày để đưa thông báo bằng văn bản tuyên bố Tổng thống không đủ năng lực. Sau đó, Quốc hội sẽ tiến hành để quyết định vấn đề.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11045
  1. Nghị sĩ Cộng hòa dọa luận tội các cựu tổng thống Dân chủ
  2. Đặc quyền của Trump hậu Nhà Trắng
  3. Thượng viện Mỹ ấn định thời gian xét xử Trump
  4. Lãnh đạo Cộng hòa tại Thượng viện muốn hoãn luận tội Trump
  5. Thế giới thở phào ngày Biden nhậm chức
  6. Động thái bất ngờ của ông Trump trước khi rời Nhà Trắng
  7. Báo Mỹ: Tổng thống Trump định lập đảng mới
  8. Ông Trump phát biểu chia tay, không nhắc tên người kế nhiệm
  9. CcccNgày cuối tại nhiệm của Trump sẽ diễn ra thế nào?
  10. Ông Trump củng cố di sản, ra đòn cứng rắn với Trung Quốc ngày cuối nhiệm kỳ
  11. Luận tội ông Trump có thể là cuộc khủng hoảng mới
  12. Tổng thống Trump rời nhiệm sở với tỷ lệ ủng hộ thấp kỷ lục
  13. Thượng viện Mỹ lên lộ trình kép: Luận tội Trump và thông qua nội các của Biden
  14. Ông Trump lên kế hoạch xa xỉ, bắn 21 phát đại bác ngày Biden nhậm chức
  15. Trump dự kiến rời Washington trước khi Biden nhậm chức
  16. Hai công cụ ngăn Trump quay lại Nhà Trắng
  17. EU lên án các “gã khổng lồ” mạng xã hội sau lệnh cấm Trump
  18. Lý do nhóm nghị sĩ Cộng hòa ủng hộ luận tội ông Trumpv
  19. Nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham kêu gọi Thượng viện Mỹ bác việc luận tội ông Trump
  20. Động thái mới nhất của Trump sau khi trở thành tổng thống đầu tiên bị luận tội 2 lần
  21. YouTube xóa clip và tạm khóa kênh của Tổng thống Trump
  22. Hạ viện Mỹ đồng ý luận tội Tổng thống Trump
Video và Bài nổi bật