Quảng Ninh: Điều chỉnh tăng mức trợ giúp xã hội

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ông Nguyễn Hoài Sơn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong những năm qua, việc thực hiện chế độ, chính sách cho Người yếu thế được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định... Đối tượng hưởng trợ giúp xã hội theo mỗi giai đoạn được mở rộng hơn. Mức trợ giúp xã hội liên tục được điều chỉnh tăng lên.
Quảng Ninh: Điều chỉnh tăng mức trợ giúp xã hội
Ông Đặng Văn Năm ở xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Theo số liệu thống kê, Quảng Ninh có tổng số đối tượng bảo trợ xã hội ngoài cộng đồng theo chính sách trợ giúp xã hội là 40.451 người. Số đối tượng trong các Cơ sở trợ giúp xã hội: Cơ sở bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh có tổng số 102 đối tượng (36 đối tượng tự nguyện và 66 đối tượng thuộc diện BTXH được chăm sóc); Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh có 117 đối tượng (37 đối tượng tự nguyện và 80 đối tượng thuộc diện BTXH được chăm sóc).

Toàn tỉnh Quảng Ninh có 325.219 trẻ em dưới 16 tuổi, trong đó có 3.125 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 15.822 trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Tính đến 20/12/2020 toàn tỉnh Quảng Ninh còn 833 hộ nghèo, chiếm 0,23% tổng số hộ dân toàn tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,29% so với tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 (vượt là 0,13% so với chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao đầu năm 2020).

Ông Nguyễn Hoài Sơn cho biết, công tác cứu trợ xã hội luôn được đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời tới những cá nhân gặp rủi ro, đột xuất; tới từng hộ gia đình có người thân bị chết do thiên tai, bão lũ, công tác cứu đói giáp hạt, phòng chống bão lũ giảm nhẹ thiên tai luôn được triển khai nhanh chóng, kịp thời. Công tác đảm bảo an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm, triển khai đồng bộ các chế độ, chính sách đối với gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo. Năm 2020, tổng chi an sinh xã hội đạt 2.280 tỷ đồng (tương đương cùng kỳ); các cấp, các ngành đã tập trung triển khai hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn ảnh hưởng của dịch COVID-19 theo chính sách của Chính phủ và của tỉnh; đến ngày 20/11/2020 đã hỗ trợ cho 88.950 trường hợp gặp khó khăn do đại dịch COVID với tổng số tiền là 102,7 tỷ đồng.

Theo Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Quảng Ninh, ngoài việc thực hiện tốt chính sách bảo trợ xã hội, chính sách bảo vệ chăm sóc trẻ em của Nhà nước, Sở Lao động - TB&XH đã tham mưu cho UBND, HĐND tỉnh Quảng Ninh ban hành 4 chính sách riêng của tỉnh. Đó là, Quy định mức chuẩn trợ cấp xã hội: Quyết định số 236/2017/QĐ-UBND ngày 19/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh; theo đó quy định mức chuẩn trợ cấp xã hội hằng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng là 350.000 đồng (tăng 1,3 lần so với mức chuẩn Trung ương quy định) và mức chuẩn tại cơ sở bảo trợ xã hội là 500.000 đồng (tăng 1,85 lần so với mức chuẩn Trung ương quy định).

Chính sách bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi: Nghị quyết 229/2019/NQ-HĐND ngày 07/12/2019 của HĐND về việc ban hành chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, từ ngày 01/01/2020 tiếp tục hạ độ tuổi trợ cấp của người cao tuổi nghèo, cận nghèo từ đủ 75 xuống còn đủ 70 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh và mở rộng phạm vi, điều kiện hưởng đối với nhóm người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp BHXH ở khu vực miền núi, hải đảo.

Chính sách bảo vệ chăm sóc trẻ em: Năm 2020 là năm cuối thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em, Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 309/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 Nghị quyết về chính sách hỗ trợ một số đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021- 2025 với các nội dung hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ hằng tháng, hỗ trợ đột xuất.

Chính sách trợ giúp xã hội đối với những hộ gia đình nghèo không có khả năng thoát nghèo: Nghị quyết số 47/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh "Mở rộng đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội ngoài quy định tại Nghị định số 136/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ".

Ông Sơn đánh giá, trong năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện tốt các chính sách quy định của Trung ương theo Nghị định 136, Nghị định 28 của Chính phủ và các chính sách riêng, đặc thù của tỉnh Quảng Ninh về chính sách bảo trợ xã hội. Năm 2020 mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid - 19, kinh phí khó khăn nhưng công tác Bảo trợ xã hội vẫn được lãnh đạo tỉnh, các ngành, địa phương quan tâm triển khai bằng nhiều giải pháp, do đó một số mục tiêu của tỉnh đều đạt và vượt so với chỉ tiêu của Trung ương. Chính sách trợ giúp xã hội được hướng đến nhóm người dân yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các rủi ro; từng bước đáp ứng các nhu cầu cơ bản của đối tượng về thu nhập, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ... đảm bảo tốt hơn các quyền của đối tượng thụ hưởng.

Đối tượng hưởng trợ giúp xã hội theo mỗi giai đoạn được mở rộng hơn. Mức trợ giúp xã hội liên tục được điều chỉnh tăng lên. Quảng Ninh là một trong số ít tỉnh tự cân đối được ngân sách đã chủ động tăng ngân sách cho trợ giúp xã hội, ban hành nhiều chính sách đặc thù, với mức trợ cấp, trợ giúp xã hội của tỉnh cao hơn mức bình quân chung cả nước.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật