Nhật muộn màng ứng phó đại dịch

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sự chậm chạp, thiếu chiến lược và các thông điệp khó hiểu của chính phủ khiến Nhật hứng làn sóng Covid-19 thứ ba, dù chủ động phòng ngừa từ sớm.
Nhật muộn màng ứng phó đại dịch
Người dân Nhật Bản uống rượu tại những quán nhậu ven đường ở Tokyo, ngày 5/1. Ảnh: Reuters

Kể từ sau đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên, các nhà lãnh đạo Nhật Bản tin rằng họ có thể học cách sống chung với Covid-19, giữ cho nền kinh tế lưu thông chỉ dựa vào biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang mà không giãn cách xã hội.

Đến ngày 7/1, hậu quả cách tiếp cận đó dần trở nên rõ ràng hơn. Khi dịch bệnh đã nằm ngoài tầm kiểm soát, Thủ tướng Yoshihide Suga mới miễn cưỡng tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo.

"dịch đã vượt quá sức tưởng tượng của chúng tôi. Nó đang trở thành cuộc chiến khốc liệt. Để khắc phục tình hình, cần yêu cầu người dân hạn chế đi lại", ông phát biểu trong một cuộc họp báo.

Các biện pháp mới bao gồm yêu cầu quán bar, nhà hàng đóng cửa sớm, người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp khẩn cấp, đồng thời hạn chế tham dự sự kiện thể thao và những sự kiện khác có trên 5.000 người, ít nhất tới ngày 7/2.

Song các chuyên gia y tế lo ngại những động thái này đã quá muộn màng. Người dân Tokyo cuối cùng sẽ phải giãn cách xã hội lâu hơn. Trong khi đó, Thế vận hội Olympic dự kiến sẽ khai mạc trong chưa tới 200 ngày.

Thực tế, tỷ lệ nhiễm bệnh và t‌ử von‌g tại Nhật Bản thấp hơn hẳn các nước châu Âu và Mỹ, song sự gia tăng đột ngột kể từ tháng 11/2020 đang áp đảo dịch vụ y tế quốc gia. Cả nước ghi nhận kỷ lục hơn 6.000 ca mắc mới và 3.600 người t‌ử von‌g chỉ trong ngày 6/1.

Điều trớ trêu là người dân đã sớm hành xử có trách nhiệm trong đại dịch. Họ chủ động sử dụng khẩu trang, giảm thiểu tiếp xúc xã hội đáng kể mà không cần đến quy định. Các nhà khoa học cũng đi trước trong việc xác định và cảnh báo tình huống có rủi ro cao, nhấn mạnh cần tránh không gian đông đúc và thông gió kém.

Song chính phủ tỏ ra chậm chạp, trì hoãn các biện pháp có thể làm tổn hại nền kinh tế.

Tình trạng khẩn cấp toàn quốc được ban bố hồi tháng 4-5/2020 ngăn chặn các cụm dịch, nhưng không loại bỏ chúng hoàn toàn. Khi nhà chức trách chuyển hướng kích cầu du lịch và dịch vụ trong nước bằng chương trình trợ cấp lớn, virus bùng phát trở lại.

Đến tháng 11/2020, rõ ràng chính sách đó đã khiến dịch bệnh lây lan mạnh mẽ trên khắp cả nước. Song các quan chức vẫn làm ngơ lời kêu gọi từ chuyên gia y tế công cộng, không kết thúc chiến dịch kích cầu. Họ chỉ quay đầu vào cuối tháng 12/2020, khi làn sóng Covid-19 thứ hai ập đến, nhưng dường như đã quá muộn.

Nỗ lực của chính phủ để tránh phong tỏa toàn quốc có thể làm giảm thiểu các tác động ngắn hạn, nhưng kéo dài sự khổ đau của công chúng. Nhiều người Nhật nhìn vào các nước láng giềng như Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan để thấy được những biện pháp mạnh mẽ thời điểm đầu đến nay đã đem lại lợi ích kinh tế và giảm thiểu ca t‌ử von‌g.

Thủ tướng Suga, vừa nhậm chức hồi tháng 9/2020, bị sụt giảm độ tín nhiệm khi gần như biến mất khỏi cuộc khủng hoảng đang diễn ra.

Tờ nhật báo Asahi Shimbun nhận định: "Phản ứng của chính phủ rất chậm chạp và mờ nhạt. Thực tế, không thể chối cãi rằng cách tiếp cận kiểu ‘chờ đợi và hy vọng’ của cả trung ương lẫn địa phương đã góp phần tạo ra tình cảnh ảm đạm hiện nay".

Sau khi tạm thời dập dịch thành công hồi mùa hè, Nhật Bản ngủ quên trong chiến thắng. Không có quy định cụ thể, người dân đeo khẩu trang ở ngoài trời, song tháo chúng ra khi bước vào quán bar hay các nhà hàng chật cứng. Ông Suga thừa nhận việc tụ tập ăn uống trở thành nguồn lây nhiễm chính.

Các nhà hàng ở Tokyo bị đóng cửa sau khi thành phố ban bố tình trạng khẩn cấp, ngày 7/1. Ảnh: Reuters

Kenji Shibuya, Giám đốc viện Sức khỏe Dân số tại Đại học King’s College London, cho biết: "Mọi người hành động rất tốt. Họ đã làm mọi điều có thể trong cả đợt bùng phát đầu tiên và thứ hai để đối phó tình hình. Song giờ đây, vì sự thiếu chiến lược và thông điệp khó hiểu của các cấp lãnh đạo, họ trở nên bối rối".

Theo quy định mới, các nhà hàng lớn ở tâm dịch Tokyo phải đóng cửa trước 8h tối, ngừng phục vụ rượu từ 7h. Doanh nghiệp được yêu cầu cho phép nhân viên làm việc từ xa. Chính phủ hy vọng giảm 70% số nhân viên ở văn phòng.

Các trường học vẫn mở cửa, nhưng phải thực hiện các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt.

Để cộng đồng tuân thủ hơn, ông Suga cho biết chính phủ sẽ bồi thường cho các doanh nghiệp làm đúng hướng dẫn, xử phạt các đơn vị vi phạm. Song chưa rõ các biện pháp này có đủ để xoa dịu một cộng đồng đã quá mệt mỏi vì đại dịch hay không.

"Điều tồi tệ nhất là giả vờ bạn đang xử lý tình hình bằng cách tuyên bố tình trạng khẩn cấp", Kentaro Iwata, chuyên gia bệnh truyền nhiễm Đại học Kobe, nhận định.

Sự kiện thể thao đã được tổ chức trở lại hồi cuối năm ngoái, dù các địa điểm chỉ đón lượng khách bằng nửa sức chứa và khán giả được yêu cầu đeo khẩu trang, không hò hét cổ vũ. Hôm 4/1, 24.000 người dân tham dự trận bóng cuối cùng của mùa giải trong nước tại Sân vận động Quốc gia mới, địa điểm tổ chức Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic mùa hè, dự kiến diễn ra tháng 7 năm nay.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật