Quảng Ngãi: Mã QR được gắn ở 28 vị trí trên đảo Lý Sơn dùng để làm gì?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Du khách tham quan có thể dùng điện thoại thông minh để quét mã QR để truy cập các thông tin về địa danh, cẩm nang du lịch, đặc sản… thuộc Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh. Các thông tin du lịch được viết bằng song ngữ Việt - Anh.
Quảng Ngãi: Mã QR được gắn ở 28 vị trí trên đảo Lý Sơn dùng để làm gì?
Khu vực Chùa Hang - một trong những vị trí sẽ được gắn mã QR.

Ngày 7/1, ông Trương Văn Sửu - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) cho biết: Các điểm du lịch tại đảo Lý Sơn sẽ được gắn mã QR để hướng đến số hóa trong phát triển du lịch địa phương. Dự kiến việc gắn mã sẽ được thực hiện trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Theo đó, Ban Quản lý Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh và chính quyền huyện Lý Sơn sẽ thực hiện gắn 28 mã QR tại các điểm du lịch trên đảo.

Du khách tham quan có thể dùng điện thoại thông minh để quét mã này để truy cập các thông tin về địa danh, cẩm nang du lịch, đặc sản… thuộc Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh. Các thông tin du lịch được viết bằng song ngữ Việt - Anh.

28 điểm gắn mã QR gồm: Nhà trưng bày hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải; Giếng Xó La; Hang Cò; Đình làng An Hải; Nghĩa địa san hô cối xay hóa thạch; Nhà pha Lý Sơn; Hang Cau; Núi lửa Thới Lới; Đền thờ bà Thiên Y A Na; Chùa Hang; Núi lửa Hòn Sỏi; Cổng Tò Vò; Núi lửa Giếng Tiền; Đá bãi biển An Vĩnh; Khu vực tàu đắm; Cơ sở sản xuất đặc sản tỏi Lý Sơn; Đình làng An Vĩnh; Lăng Tân; Lăng Ông Vĩnh An; Nghề trồng hành tỏi Lý Sơn; Núi lửa Hòn Đụn; Mom tàu; Đường bờ biển cổ; Cánh đồng dung nham; Bãi Hang; Nhà máy xử lý nước biển; Phương thức trữ nước truyền thống; Đá bãi biển An Bình.

Mới đây, UBND huyện Lý Sơn cũng đã ban hành Sổ tay hướng dẫn quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Lý Sơn” cho sản phẩm tỏi huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

 Sổ tay có những quy định về sử dụng logo cho sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn.

Sổ tay bao gồm các khu vực bảo hộ chỉ dẫn địa lý như: khu vực An Bình, An Hải, An Vĩnh thuộc huyện Lý Sơn và bản đồ khu vực địa lý. Quy định về sử dụng logo cho sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, hệ thống nhận diện cho sản phẩm tỏi Lý Sơn.

Các đơn vị có thể lựa chọn logo có chữ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh tùy thuộc thị trường và nhu cầu của tổ chức, cá nhân… cùng các thông tin hướng dẫn kiểm soát chỉ dẫn địa lý, tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Đồng thời, sổ tay cũng bao gồm các thông tin về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn.

 Tỏi là cây trồng mang lại thu nhập chính cho người dân Lý Sơn.

Năm 2017, đặc sản tỏi Lý Sơn đã lọt vào danh sách “Top 10 đặc sản quà tặng nổi tiếng Việt Nam”. Nhờ cây tỏi, người dân Lý Sơn có cuộc sống no ấm, ổn định.

Với những giá trị truyền thống đó, sản phẩm tỏi Lý Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào năm 2020.

Cùng với đó, UBND huyện Lý Sơn đã ban hành các quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý nhằm quản lý chất lượng củ tỏi truyền thống, truy xuất nguồn gốc, hệ thống nhận diện, nhãn hàng hóa sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật