Giành nhau chở khách ngắm mai anh đào ở Đà Lạt: 1 xe ô tô bị đập phá, hư hỏng nhiều tài sản

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mùa này thấy nhiều người đi Đà Lạt ghê, không chỉ bởi khí trời mát mẻ mà ở nơi đây có nhiều cảnh đẹp.
Giành nhau chở khách ngắm mai anh đào ở Đà Lạt: 1 xe ô tô bị đập phá, hư hỏng nhiều tài sản
guồn: Báo Tiền Phong. 

                    Xem Video: Du khách dạo phố ngắm hoa anh đào ở Altstadt năm nay.
                   

Đà Lạt vốn dĩ là vùng sống nhờ khách du lịch, nên có càng nhiều khách thì họ càng có cơ hội kiếm tiền nhiều hơn. Mới đây, theo trang báo Báo , ông Nguyễn Văn A, 45 tuổi, ngụ ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng trong quá trình chở khách vào ngắm rừng mai anh đào đằng sau núi Lang Biang, thì một số tài xế xe xảy ra mâu thuẫn với ông.

Đêm ngày 02/01/2021, khi ô tô của ông đang đậu trước sân nhà thì bị kẻ xấu đập bể kính, do ông quên chìa khóa trong xe nên kẻ xấu này đã nổ máy chạy xe tông vào nhà ông làm hư hỏng nhiều tài sản.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, ông báo với Công an huyện Lạc Dương, và hiện Công an đã đưa chiếc xe này về trụ sở để tiếp tục làm rõ nguyên nhân mâu thuẫn dẫn đến hành vi hủy hoại tài sản.

Được biết, suốt vài tuần qua, khi rừng mai anh đào sau núi Lang Biang nở rộ, có hàng ngàn du khách tìm đến đây để chụp ảnh. Do địa hình hiểm trở nên những người có xe đã đến điểm trên chở khách lên núi ngắm hoa với giá 100.000 đồng/người và xảy ra tình trạng tranh giành khách gây mất an ninh trật tự.

Qua kiểm tra thì lực lượng chức năng phát hiện, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với K.J.N., C.J.L. và P.Đ.L., cùng trú tại thị trấn Lạc Dương về hành vi sử dụng xe kinh doanh vận tải khách du lịch mà không có hợp đồng vận chuyển.

Ảnh trái: Chiếc ô tô của ông A bị kẻ xấu đập phá. Ảnh phải: Du khách tham quan rừng mai anh đào trên núi Lang Biang. N

Đối với hành vi sử dụng xe khách du lịch mà không có hợp đồng vận chuyển: Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với tổ chức. 

Riêng với hành vi hủy hoại tài sản, cần phải xác định về giá trị tài sản bị hủy hoại, hoặc mức độ nghiêm trọng ví dụ như đã bị phạt hành chính mà còn tái phạm, đã bị kết án các tội xâm phạm quyền sở hữu, hoặc gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội, hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống của bị hại… để xem xét truy cứu trách nhiệm Hình Sự hay phạt hành chính.

* Trường hợp xử phạt hành chính, căn cứ Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội, thì bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

* Ngược lại, nếu nghiêm trọng, sẽ bị truy cứu trách nhiệm Hình Sự, căn cứ theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật Hình Sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì khung hình phạt sẽ là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn phải nộp tiền phạt từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Ảnh: Chặng đầu trong hành trình lên núi ngắm hoa. Nguồn: Báo Báo . 

Dù là bị phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm Hình Sự thì người gây thiệt hại còn phải bồi thường thiệt hại theo giá trị tài sản thực tế bị thiệt hại, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

Đi chơi mà gặp cảnh tranh giành khách đến đánh nhau, đập phá đồ đạc như thế này, mình mà là khách chắc chẳng muốn chơi nữa, mẹ có thấy như vậy không?

Hiện tượng chèo kéo, tranh giành khách không chỉ mới xảy ra đâu, mà đó là thực trạng ở nơi các điểm du lịch. Vậy làm cách nào để tránh tình trạng này, về phần mình, mình nghĩ rằng, các địa điểm này cần có sự quản lý chặt chẽ bởi chính quyền địa phương, có sự phân công rõ ràng theo lượt đối với từng tài xế, để tránh gây mất trật tự, làm phiền nhiễu khách du lịch.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật