Cô dâu khóc nấc vì giao kèo phong bì cưới 200tr, chú rể tiếc tiền rút còn 35tr: Hủy hôn liền

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cô dâu kiên quyết hủy hôn dù xe hoa đã đến trước nhà chú rể vì lý do liên quan đến tiền bạc dù đã giao kèo trước đó.
Cô dâu khóc nấc vì giao kèo phong bì cưới 200tr, chú rể tiếc tiền rút còn 35tr: Hủy hôn liền
(Ảnh Internet)

                             Xem Video: Vụ chú rể bị hủy hôn trước ngày cưới: Có lỗi với gia đình, mẹ ngất vì nghe tin
                             

Trong ngày cưới, đa phần cô dâu chú rể luôn cố gắng chu toàn mọi thứ để hôn lễ diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên có những sự có khó lường, đôi khi không đến từ bên ngoài mà do mâu thuẫn từ nội bộ. Điển hình như câu chuyện sau đây về một cô dâu quyết định hủy cưới vì lý do liên quan đến tiền nong. Tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng hóa ra đồng tiền cũng có thể quyết định hạnh phúc của một người. 

Theo nội dung đoạn clip được chia sẻ lên mạng xã hội, cô dâu mặc áo đỏ bật khóc nức nở dù đã đến trước cửa nhà chú rể. Dù mọi người xung quanh ra sức khuyên nhủ nhưng cô nàng nhất quyết không chịu xuống xe làm thủ tục kết hôn nếu như chú rể không đáp ứng đúng giao kèo trước đó. 

Hóa ra, cặp đôi đã bàn bạc và thống nhất chú rể sẽ cho 66 nghìn NDT (gần 233 triệu đồng) vào phong bì đỏ theo phong tục truyền thống “lễ xuống xe hoa” của Trung Quốc. Tuy nhiên vào ngày rước dâu, chú rể lại chỉ cho vào phong bì 10 nghìn NDT (tương đương 35 triệu đồng). Nhận thấy số tiền chênh lệch quá lớn so với bàn bạc ban đầu nên cô dâu nổi giận, kiên quyết không xuống xe. 

Vừa thất vọng, vừa giận nên cô dâu khóc nức nở dù đang là ngày vui. “Đám cưới này hủy bỏ đi, tôi muốn về nhà”, cô dâu nói. 

Phía gia đình chú rể đã ra khuyên nhủ, can ngăn. Tuy nhiên, người bạn thân ngồi cạnh cô dâu lên tiếng bênh bạn, cho rằng nhà trai đáp ứng đủ số tiền như thỏa thuận mới tiếp tục chuyện cưới xin. Người này còn cho biết hành xử của phía nhà trai như muốn giễu cợt và không tôn trọng cô dâu. Trong khi đó nhân vật chính chỉ biết khóc nức nở, cũng có thể do cảm thấy bị xúc phạm, coi rẻ nên cô dâu mới hành xử quả quyết như vậy. Nếu ngay từ đầu thỏa thuận được số tiền ít hơn thì cô cũng vui vẻ, đằng này nói một đàng nhưng làm một nẻo. 

Mẹ chú rể vì sợ xấu hổ họ hàng, làng xóm nên ra sức năn nỉ cô dâu: “Xuống đi, xuống đi” nhưng cô gái vẫn kiên quyết từ chối. "Bây giờ thiếu một xu tôi cũng không xuống xe". Cuối cùng hai bên không ai chịu ai nên hôn lễ đã không thể cử hành.

Dĩ nhiên, hành xử thay đổi phút chót của phía nhà trai mà không thông báo qua cô dâu là sai lầm, dễ khiến phụ nữ cảm thấy bị tổn thương. Chẳng rõ mối quan hệ của hai người thật sự yêu đương nghiêm túc trước đó hay hôn nhân mang tính đổi chác nhưng dù sao lễ vật tươm tất, đáp ứng đủ như thỏa thuận là cách tôn trọng cô dâu. Ngay cả ở Việt Nam, phong tục rước dâu cũng đòi hỏi mâm rượu trầu cau rồi các sính lễ như hình thức bày tỏ sự tôn trọng với phía nhà gái và cô dâu trong ngày cưới. 

Chẳng biết có khuất tất gì bên trong để khiến chú rể và nhà trai lại “lật kèo” như vậy. Ngay cả khi cô dâu khóc nức nở, kiên quyết không xuống xe cũng chẳng thấy bóng dáng chú rể giải thích hay vỗ về. 

(Ảnh Internet)

Tuy nhiên, cũng có ý kiến chê trách cô dâu quá đặt nặng chuyện tiền bạc. Dù sao đây chỉ là hình thức trong ngày cưới hỏi, nếu đòi hỏi số tiền trắng trợn thì có khác gì tự “bán” mình vào nhà chú rể. Chưa kể, nếu giữ được bình tĩnh và yêu thương thật lòng thì cô dâu sẽ có cách giải quyết êm đẹp, không khiến ngày vui trở nên hỗn loạn và người ngoài chê trách cô là người ham tiền. 

Thời gian qua có không ít vụ thách cưới gây xôn xao mạng xã hội vì phía đàng gái đưa yêu cầu sính lễ quá cao, khiến nhà trai từ bỏ vì không đủ khả năng. Hôn nhân không phải cuộc đổi chác bán mua, mà cần tình cảm, sự trách nhiệm và ý chí tiến thủ của vợ chồng để cùng nhau gầy dựng cuộc sống sau này.

Trong ngày cưới, đa phần cô dâu chú rể luôn cố gắng chu toàn mọi thứ để hôn lễ diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên có những sự có khó lường, đôi khi không đến từ bên ngoài mà do mâu thuẫn từ nvội bộ. Điển hình như câu chuyện sau đây về một cô dâu quyết định hủy cưới vì lý do liên quan đến tiền nong. Tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng hóa ra đồng tiền cũng có thể quyết định hạnh phúc của một người. 

Theo nội dung đoạn clip được chia sẻ lên mạng xã hội, cô dâu mặc áo đỏ bật khóc nức nở dù đã đến trước cửa nhà chú rể. Dù mọi người xung quanh ra sức khuyên nhủ nhưng cô nàng nhất quyết không chịu xuống xe làm thủ tục kết hôn nếu như chú rể không đáp ứng đúng giao kèo trước đó. 

Hóa ra, cặp đôi đã bàn bạc và thống nhất chú rể sẽ cho 66 nghìn NDT (gần 233 triệu đồng) vào phong bì đỏ theo phong tục truyền thống “lễ xuống xe hoa” của Trung Quốc. Tuy nhiên vào ngày rước dâu, chú rể lại chỉ cho vào phong bì 10 nghìn NDT (tương đương 35 triệu đồng). Nhận thấy số tiền chênh lệch quá lớn so với bàn bạc ban đầu nên cô dâu nổi giận, kiên quyết không xuống xe. 

Vừa thất vọng, vừa giận nên cô dâu khóc nức nở dù đang là ngày vui. “Đám cưới này hủy bỏ đi, tôi muốn về nhà”, cô dâu nói. 

(Ảnh Internet)

Phía gia đình chú rể đã ra khuyên nhủ, can ngăn. Tuy nhiên, người bạn thân ngồi cạnh cô dâu lên tiếng bênh bạn, cho rằng nhà trai đáp ứng đủ số tiền như thỏa thuận mới tiếp tục chuyện cưới xin. Người này còn cho biết hành xử của phía nhà trai như muốn giễu cợt và không tôn trọng cô dâu. Trong khi đó nhân vật chính chỉ biết khóc nức nở, cũng có thể do cảm thấy bị xúc phạm, coi rẻ nên cô dâu mới hành xử quả quyết như vậy. Nếu ngay từ đầu thỏa thuận được số tiền ít hơn thì cô cũng vui vẻ, đằng này nói một đàng nhưng làm một nẻo. 

Mẹ chú rể vì sợ xấu hổ họ hàng, làng xóm nên ra sức năn nỉ cô dâu: “Xuống đi, xuống đi” nhưng cô gái vẫn kiên quyết từ chối. "Bây giờ thiếu một xu tôi cũng không xuống xe". Cuối cùng hai bên không ai chịu ai nên hôn lễ đã không thể cử hành.

Dĩ nhiên, hành xử thay đổi phút chót của phía nhà trai mà không thông báo qua cô dâu là sai lầm, dễ khiến phụ nữ cảm thấy bị tổn thương. Chẳng rõ mối quan hệ của hai người thật sự yêu đương nghiêm túc trước đó hay hôn nhân mang tính đổi chác nhưng dù sao lễ vật tươm tất, đáp ứng đủ như thỏa thuận là cách tôn trọng cô dâu. Ngay cả ở Việt Nam, phong tục rước dâu cũng đòi hỏi mâm rượu trầu cau rồi các sính lễ như hình thức bày tỏ sự tôn trọng với phía nhà gái và cô dâu trong ngày cưới. 

Chẳng biết có khuất tất gì bên trong để khiến chú rể và nhà trai lại “lật kèo” như vậy. Ngay cả khi cô dâu khóc nức nở, kiên quyết không xuống xe cũng chẳng thấy bóng dáng chú rể giải thích hay vỗ về. 

(Ảnh Internet)

Tuy nhiên, cũng có ý kiến chê trách cô dâu quá đặt nặng chuyện tiền bạc. Dù sao đây chỉ là hình thức trong ngày cưới hỏi, nếu đòi hỏi số tiền trắng trợn thì có khác gì tự “bán” mình vào nhà chú rể. Chưa kể, nếu giữ được bình tĩnh và yêu thương thật lòng thì cô dâu sẽ có cách giải quyết êm đẹp, không khiến ngày vui trở nên hỗn loạn và người ngoài chê trách cô là người ham tiền. 

Thời gian qua có không ít vụ thách cưới gây xôn xao mạng xã hội vì phía đàng gái đưa yêu cầu sính lễ quá cao, khiến nhà trai từ bỏ vì không đủ khả năng. Hôn nhân không phải cuộc đổi chác bán mua, mà cần tình cảm, sự trách nhiệm và ý chí tiến thủ của vợ chồng để cùng nhau gầy dựng cuộc sống sau này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật