Gia đình 4 đời không có dấu vân tay khốn khổ vì khó cấp giấy tờ tùy thân

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Kỳ lạ gia đình anh Apu Sarker, sống tại Bangladesh có ít nhất 4 đời không có vân tay vì mắc hội chứng đột biến gen di truyền hiếm gặp.
Gia đình 4 đời không có dấu vân tay khốn khổ vì khó cấp giấy tờ tùy thân
Gia đình anh Apu gặp chứng đột biến gen hiếm gặp trên thế giới.

Đó là câu chuyện kỳ lạ của đại gia đình anh Apu Sarker (22 tuổi), xuất thân là con nhà nông tại một ngôi làng ở phía bắc thành phố Rajshani (Bangladesh). Điều đáng chú ý là những người đàn ông trong gia đình của Apu đều không có vân tay bởi mắc hội chứng đột biến gen cực kỳ hiếm gặp trên thế giới có tên Adermatoglyphia. Mặc dù không gây ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe nhưng chỉ có điểm khác biệt là các đầu ngón tay của họ đều trắng trơn.

Nếu như ở thời ông nội Apu, việc vân tay có hay không đều không thành vấn đề. Tuy nhiên, đến các thế hệ sau, khi vân tay trở thành dữ liệu sinh trắc học phổ biến trên thế giới thì họ gặp phải nhiều trở ngại. Hiện nay, con người sử dụng vân tay để mở khóa điện thoại, qua cổng an ninh sân bay hay bỏ phiếu,…

Năm 2008, Bangladesh làm căn cước công dân mới và yêu cầu người dân cung cấp dấu vân tay. Thế nhưng, các nhân viên được phen dở khóc dở cười khi lấy vân tay cho ông Amal Sarker (bố của Apu). Cuối cùng, họ quyết định làm cho người đàn ông này thẻ căn cước với chú thích “không có vân tay" ở mặt sau.

Hai năm sau, hộ chiếu và bằng lái xe cũng cần dùng đến dấu vân tay. Ông Amal chật vật trình bày và được xử lý bằng cách xuất trình giấy chứng nhận bệnh lý từ hội đồng y tế. Thế nhưng, người đàn ông này chưa từng sử dụng nó và e ngại sẽ gặp khó khăn khi làm thủ tục ở sân bay.

Anh Apu khổ sở trong việc làm giấy tờ tùy thân.

“Tôi đã trả phí, đỗ bài thi sát hạch nhưng họ không cấp bằng vì tôi không thể cung cấp dấu vân tay", ông Amal bộc bạch. Việc không có bằng lái xe khiến ông đôi lần đóng phạt oan mặc dù đã dơ những ngón tay của mình ra để trình bày cho cảnh sát.

Đến năm 2016, gia đình ông Sarker tiếp tục khóc dở mếu dở khi chính phủ Bangladesh bắt buộc SIM điện thoại phải chính chủ và xác nhận qua vân tay.

Gia đình anh Apu có ít nhất 4 đời lâm vào tình trạng này.

“Mỗi khi tôi đặt ngón tay lên máy cảm biến, nó lại tự động bị đơ. Các nhân viên bối rối vô cùng", Apu kể lại. Sau cùng, cả gia đình anh đành phải sử dụng thẻ SIM dưới tên của mẹ Apu.

Tương tự, anh Gopesh (chú của Apu) sống tại Dinajpur Bangladesh cũng phải mất tới 2 năm để xin cấp hộ chiếu. Anh Gopesh tiết lộ: “Tôi phải di chuyển quãng đường 350 km để đến Dhaka tới 4-5 lần trong 2 năm qua chỉ để thuyết phục chính quyền cấp hộ chiếu cho mình".

Đầu ngón tay của họ nhắn thín, không có vân tay.

Trong thời buổi phát triển thời đại công nghệ số, ông Amal cảm thấy có lỗi với các con cháu của mình. Ông chia sẻ: “Tôi không kiểm soát được nó, ‘căn bệnh’ này nằm trong gen di truyền rồi. Việc mà tôi và các con trai gặp đủ khó khăn xung quanh vấn đề này khiến tôi thực sự đau buồn".

Mới đây nhất, chính phủ Bangladesh đã cấp cho bố con Apu loại thẻ căn cước mới sử dụng dữ liệu sinh trắc học bằng cách quét võng mạc và nhận dạng khuôn mặt. Thế nhưng, họ vẫn chưa thể mua thẻ SIM chính chủ, hộ chiếu hay được cấp bằng lái xe.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật