Xuất hiện thôn ế vợ: Nơi con gái là nữ hoàng và được thoải mái chọn chồng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tư tưởng trọng nam khinh nữ kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng trong tỷ lệ chênh lệch giới tính, khiến đàn ông ở vùng nông thôn Trung Quốc “ế vợ” nhiều năm.
Xuất hiện thôn ế vợ: Nơi con gái là nữ hoàng và được thoải mái chọn chồng
Những người đàn ông dường như kiệt sức với những khoản sính lễ khủng mà nhà gái yêu cầu.

Từ lâu, tư tưởng trọng nam khinh nữ, sinh con trai để nối dõi đã ăn sâu vào tư duy của một bộ phận lớn người dân Á Đông nói chung và Trung Quốc nói riêng. Nhưng phải đến khi con trai tới tuổi dựng vợ gả chồng, những ông bố bà mẹ mới đứng ngồi không yên và nhận ra hệ quả của tư tưởng kia.

Câu chuyện xảy ra tại thị trấn Tiêu Thôn, thành phố Khánh Dương, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc dưới đây là một ví dụ điển hình cho hậu quả của việc lựa chọn giới tính khi sinh, khiến mất cân bằng giới tính và dẫn đến hàng triệu đàn ông rơi vào tình cảnh “ế vợ”.

Các bà mối lựa chọn các chàng trai để dẫn đi xem mắt.

Trả lời trang tin Xinhuanet, người đàn ông 24 tuổi – Lã Phi Phi cho biết bản thân đã xem mắt 7-8 lần, gặp hơn 10 cô gái rồi nhưng vẫn không thành công.

Anh đã không biết bao nhiêu lần phải nhờ bà mối giúp đỡ tìm đối tượng xem mắt. Riêng năm ngoái, gặp 1 lượt mười mấy cô nhưng không ai chọn anh. Có duy nhất 1 cô gái đồng ý, nhưng yêu cầu sính lễ quá cao – 180 nghìn tệ (Khoảng 640 triệu đồng) vượt quá khả năng của gia đình anh.

Chính vì thế mà anh thất bại và quay trở lại cuộc sống “ế vợ” dù đã đi xem mắt từ năm 19 tuổi. Trước đây anh cho rằng điều kiện gia đình khá ổn nên muốn cưới 1 cô vợ xinh đẹp. Nhưng sau nhiều năm xem mắt không thành, giờ đây anh chỉ muốn lấy vợ là nữ thôi đã là quá đủ rồi.

Nhiều năm qua, các chàng trai độc thân vẫn dành tất cả tiền tích lũy được, đứng trước cánh cửa hôn nhân chật hẹp, mong chờ chút cơ hội nhỏ bé cho mình.

Những cô gái trẻ thì tựa như “nữ hoàng”, có người gặp gỡ, đánh giá hơn 30 người đàn ông mỗi ngày nhưng vẫn không ưng được ai.

Lã Phi Phi đã đi xem mắt 5 năm và con số đó có thể còn kéo dài.

Kém may mắn hơn Lã Phi Phi, người đàn ông tên Dương Duệ Khanh (42 tuổi) chia sẻ với Xinhuanet rằng bản thân đã có thâm niên 18 năm xem mắt. Sính lễ hồi ông mới đi xem mắt chỉ khoảng 3 nghìn tệ (khoảng 10 triệu đồng) giờ đã lên 200 nghìn tệ (khoảng 710 triệu đồng).

Là con trai thứ 3 trong nhà, theo tục lệ phải chờ các anh kết hôn xong thì em mới được lấy vợ. Nhưng 2 anh cưới vợ đã dùng hết tiền trong nhà, khiến anh phải còng lưng trả nợ.

Duệ Khanh dù đã 42 tuổi nhưng không thể tìm được ý chung nhân của mình.

Khi trả nợ hết thì sính lễ cũng tăng tới mức không thể trả được. Thậm chí anh Duệ Khanh cho biết giờ kết hôn với người từng ly hôn có con riêng cũng được.

Nhưng ngay cả những cô gái đã có con riêng, mức sính lễ vẫn là 200 nghìn tệ (khoảng 710 triệu đồng). Với những người đàn ông ở đây, muốn lấy được vợ phải đi qua 5 cửa ải.

Đầu tiên là qua sát hạch của bà mối, được bà mối chọn thì mới có thể đi xem. Cửa thứ 2 là ấn tượng qua lần xem mắt của nhà gái. Cửa thứ 3 là hẹn hò yêu đương, phải chiều ý các cô gái và xem họ như nữ hoàng. Cửa thứ 4 là xem nhà cửa, của cải phía nhà trai ra sao. Cuối cùng mới là bàn chuyện sính lễ.

Nhiều người đàn ông tại đây, từ già đến trẻ đều đã đi xem mắt nhiều lần nhưng vẫn “ế vợ”.

Sức ép từ “sính lễ” khiến người trẻ muốn cưới cũng không được

Xem mắt và được các cô gái đồng ý đã khó, nhưng người đàn ông tại thị trấn Tiêu Thôn còn phải đối mặt với màn ép “sính lễ”. Số tiền thường rơi vào khoảng 150-200 nghìn tệ (tương đương 530 – 710 triệu đồng).

Vì số tiền quá lớn, nên mỗi năm giới thiệu mấy trăm đôi nam nữ, nhưng thành đôi chắc chỉ khoảng 10 cặp.

Nếu sính lễ nhà gái yêu cầu thấp hơn so với các nhà khác, thì gia đình đó sẽ bị đàm tiếu rằng nhà trai coi thường cô dâu. Điều này gây sức ép với các cặp đôi trẻ, khiến họ muốn đến với nhau cũng không được.

Thiếu hụt nữ giới cộng với những đòi hỏi khắt khe trong tục lệ hôn nhân đã đẩy những người đàn ông tại các vùng nông thôn Trung Quốc vào cảnh “ế vợ” thâm niên. Nhiều người đã chán nản và bỏ cuộc, số còn lại chỉ biết mòn mỏi cố gắng mà không biết tương lai sẽ đi được tới đâu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật