Dư 2 tỷ sau 6 năm đi làm, cô gái khiến nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ vì cách quản lý tiền bạc

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều người cho rằng còn trẻ thì được phép sai lầm, được phép tiêu xài thoải mái nhưng cũng có nhiều người ý thức được giá trị của đồng tiền nên biết tiết kiệm, đầu tư khiến “tiền đẻ ra tiền“.
Dư 2 tỷ sau 6 năm đi làm, cô gái khiến nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ vì cách quản lý tiền bạc
Ảnh minh họa

Thực tế, chuyện giàu hay nghèo phụ thuộc rất nhiều vào cách mỗi người nắm bắt và tìm cho bản thân con đường nhanh nhất để trở nên giàu có. Như câu chuyện của cô gái có tên Khánh Linh,  29 tuổi quê Khánh Hòa, làm nghề tiế‌p viê‌n hàng không, là ví dụ điển hình nhất cho việc tích tiểu thành đại. Trên VNExpress, Khánh Linh đã chia sẻ về cách cô vươn lên trong công việc và quản lý chi tiêu như sau:

"Ba mẹ ly hôn, kinh tế gia đình khó khăn nên tôi đi làm từ lúc vào đại học. Do có ngoại hình khá, tôi xin làm thêm PG - người mẫu tiếp thị sản phẩm, mỗi tháng được 3-4 triệu. Số tiền này tôi dùng đóng học phí (hơn 3 triệu/một kỳ), còn lại góp cho mẹ phụ nuôi em trai nhỏ. Tôi ít khi mua quần áo mới, tiền dư để dành, khi đủ là sắm một chỉ vàng.

Vì không ngại các sự kiện ngoài trời, phải đứng phơi nắng lâu, tôi nhận được nhiều việc và 2 năm sau thì được chọn làm trưởng nhóm. Thấy tôi hiền lành mà làm việc trong môi trường hay bị trêu ghẹo, một vị khách tốt bụng đã giới thiệu tôi vào bán hàng cho một công ty thiết bị điện tử. Tại đây, vì là người trẻ nhất, tôi bị điều ra đứng ở quầy khuất, ít khách ghé tới nên mấy tháng đầu không đạt chỉ tiêu, lương chỉ 5-5,5 triệu. 

Về sau, để cải thiện điểm yếu vị trí xấu, tôi luôn đến sớm hơn 30 phút buổi sáng để bày biện góc bán thật đẹp. Dù công ty không yêu cầu, tôi cũng ghi lại số điện thoại của khách đã mua hàng rồi một tuần sau nhắn tin hỏi thăm việc dùng sản phẩm và hẹn họ qua tư vấn nếu cần. Ngoài ra, hôm nào chưa xong việc hoặc hết ca mà vẫn còn khách, tôi sẵn sàng ở lại 1-2 tiếng. Nhờ vậy, số lượng người mua tại quầy của tôi ngày càng đông vì nhiều khách cũ quay lại hoặc giới thiệu người thân, bạn bè tới. Dần dà, thu nhập của tôi tăng lên 9 triệu. 

Năm 2014, biết có đợt tuyển tiế‌p viê‌n hàng không, tôi dự thi và tự tin vào khả năng được chọn vì có đủ những điều họ cần: ngoài ngoại hình, giao tiếp là khả năng ứng xử, chăm sóc khách hàng, sự tận tâm... Tôi biết ơn thời gian làm PG cho mình cơ hội gặp đủ kiểu khách và việc tôi tận dụng cứ thấy khách nước ngoài nào là chủ động ra nói chuyện bằng tiếng Anh cũng không bị bỏ phí. Vào hãng bay, thu nhập mỗi tháng của tôi lên 35-40 triệu đồng, chưa kể các khoản công tác phí nếu chịu khó đi các vùng xa. 

Trong công việc, tôi rất coi trọng mối quan hệ. Nếu mình muốn làm giàu, phải chọn nhóm ham kiếm tiền để chơi. Chơi với ai, tôi không quan tâm người đó giàu hay nghèo mà là họ có tử tế, cầu tiến không.

Cũng qua các mối quan hệ, tôi học hỏi được nhiều về đầu tư bất động sản, tiền ảo. Năm ngoái, tôi mua một mảnh đất 900 triệu đồng khi thấy khu vực này có tiềm năng phát triển. Sau vài tháng, thấy giá hời, tôi bán đi, được 1,6 tỉ đồng.

Dù thu nhập cao hơn nhiều nhưng cách chi tiêu của tôi không thay đổi mấy, kể cả sau khi tôi lập gia đình và sinh con vào năm ngoái. Mỗi tháng, tôi tiêu khoảng 7-8 triệu đồng, chủ yếu cho ăn uống, mua thuốc bổ. Khi trên máy bay dư suất ăn, tôi sẵn sàng hâm lại để dùng.

Tôi cũng là tín đồ mua hàng giảm giá. Thường tôi chọn mua đồ vào sịp sale hay mua đồ hè vào cuối đông và ngược lại. Tôi không mê đồ hiệu, chỉ chọn các hãng bình dân và thường vài tháng sẽ sắm đồ một lần, viết chi tiết những thứ mình cần.

Định mua gì, tôi sẽ tìm hiểu trên mạng rồi chọn cửa hàng có món phù hợp, sau đó đến chọn trực tiếp, nếu ưng thì lấy đúng món đó rồi ra về. Thỉnh thoảng, khi đầu tư thu lợi lớn hoặc đạt được mục tiêu nào đó, tôi cũng tự thưởng cho bản thân một món mình thích như chiếc váy, thỏi son... nhưng tất cả đều theo kế hoạch, chọn lựa kỹ chứ không ngẫu hứng nhìn thấy đâu đó là rước về.

Sau 6 năm đi làm, tôi đã trả giúp mẹ món nợ hơn 300 triệu đồng và đang có trong tay hơn 2 tỉ. Số tiền này tôi đang gửi tiết kiệm và dự định sẽ mua một mảnh đất lớn, có tiềm năng phát triển tốt trong 10 năm tới. Tôi cũng trích ra một khoản tiền để lướt sóng tiền ảo, với mục tiêu đầu tư nhỏ để học hỏi là chính nên trong một năm chơi không bị lỗ nhiều. 

Tôi thấy nhiều bạn trẻ quanh mình hay than phiền rằng thời nay rất khó tìm việc và vì có bằng đại học nên họ không thể chấp nhận làm những công việc lương thấp hay không liên quan tới chuyên môn. Tôi nghĩ hoàn toàn khác. Cái quan trọng để chọn việc không phải là mức lương ban đầu bao nhiêu mà công việc đó có mang lại cơ hội thăng tiến không, làm tốt có tăng lương không, mình sẽ học hỏi được gì từ đó." 

Nói chung, từ thực tế bản thân, phương thức quản lý tài chính hiệu quả của Khánh Linh gồm các bước sau:

- Đặt mục tiêu

- Chọn công việc nhiều cơ hội. Biến khó khăn thành cơ hội

- Làm việc chăm chỉ và không ngừng sáng tạo.

- Giữ chi phí ở mức tối thiểu

- Trả nợ dần

- Đầu tư và không ngừng đầu tư

- Mở rộng quan hệ, cơ hội sẽ sinh ra từ đó.

chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân, gia đình Bội Lê, TP HCM cho rằng: "Thời nay, rất nhiều người rơi vào tình trạng lạm phát lối sống: . Tuy nhiên, Khánh Linh không hề vướng vào cạm bẫy này mà có cách quản lý tài chính rất tốt bên cạnh việc luôn nỗ lực tăng thu nhập. Theo ông, từ nền tảng như vậy, cô gái này sẽ sớm được tự do tài chính, không phải bận tâm chuyện kiếm tiền nhờ có nhiều nguồn thu nhập và kế hoạch tương lai rất rõ ràng".

Nhiều người cho rằng, người trẻ Việt yếu nhất hai kỹ năng quan trọng nhất của việc làm giàu là: Quản lý chi tiêu cá nhân và Đầu tư tài chính! Dễ thấy rằng thấy rất nhiều bạn trẻ Việt ngày nay sẵn sàng tiêu hết lương tháng cho mua sắm, du lịch, ăn uống, trải nghiệm từ trung đến cao cấp… Còn tài khoản tiết kiệm của họ là 0 đồng, chi phí đầu tư là 0 đồng, chỉ có nợ tín dụng là luôn "sẵn sàng" từ vài triệu đến chục triệu hàng tháng. Tác giả Karim Salan của tờ South China Morning Post từng đặt câu hỏi rằng: "Tại sao một bộ phận lớn người trẻ Việt hiện nay dành tiền đi du lịch nhiều hơn là chi cho tiêu dùng và tiết kiệm?". Gác câu chuyện đam mê đi lịch qua một bên vì đó là sở thích của mỗi người. Nhưng với vấn đề tiết kiệm thì nhiều người trẻ Việt vẫn còn rất mơ hồ trong việc này. Có những lý do cơ bản cho điều này đó là họ hiếm khi rơi vào tính huống khẩn cấp nên không hiểu được giá trị của những đồng tiền tiết kiệm và , không có một kế hoạch tài chính lâu dài cho tương lai.

Nếu bạn đang ở ngưỡng tuổi 20 - 30 và đọc những dòng này, bạn hãy tự đặt câu hỏi cho mình: Bạn có muốn có một cuộc sống thoải mái và đầy đủ không? Bạn sẽ làm gì để có thể có được điều đó? Chắc chắn, tiết kiệm và quản lí tài chính là điều quan trọng nhất. 

Trước vấn đề này, cũng có nhiều luồng quan điểm từ những người trẻ, người vẫn giữ quan điểm làm được thì tiêu được, không nên để dành vì cuộc sống có là bao, phải biết hưởng thụ. Tuy nhiên, cũng có những người luôn đầu cơ tích cóp, quản lí chi tiêu vô cùng chặt chẽ:

- “Vì sống với gia đình nên những khoản như ăn, ở đều không phải lo. Tiền của mình chủ yếu dùng để mua sắm quần áo, mỹ phẩm và đi chơi với bạn bè. Thường thì cuối tháng sẽ xài hết sạch, đôi khi cũng không hiểu vì sao nó hết. Mỗi khi hết tiền thì chịu khó ở nhà chờ lương tháng sau chứ không dám ló mặt ra đường".

- “Tôi thích du lịch từ nhỏ. Trừ những khoản tiêu dùng cần thiết thì tôi không có hứng thú với mua sắm hoặc làm đẹp quá nhiều. Cứ có tiền thì để dành đó, đợi đủ nhiều thì làm một chuyến phượt dài ngày.”

- “Đồng tiền càng ngày càng mất giá. Lương chả bao nhiêu, mua vàng không đủ, mua nhà lại càng xa vời, để tiền mặt thì mất giá… cứ chắt chiu “thắt lưng buộc bụng” mãi mà không thấy biến chuyển cũng chán. Thôi thì cứ sống cho thoải mái, thích gì làm nấy".

- "Mình có thói quen tiết kiệm, cứ mỗi lần ting ting là ngân hàng lại trừ 2 triệu trong tài khoản để tiết kiệm, thế nên mình cũng tích cóp được kha khá"

- ...

Vì sao đi làm tối mặt mà vẫn nghèo rớt mùng tơi?

Bằng việc , biết cách quản lý tài chính cá nhân hợp lý, bạn hoàn toàn có thể thay đổi được cuộc đời mình từ bị mất quyền kiểm soát sang làm chủ bản thân. Dù còn trẻ, dù chưa có nhiều tiền, nhưng cũng nên học cách sử dụng chúng một cách hợp lý. Không ít ý kiến còn cho trằng, chỉ khi nào ổn định tài chính và có những kể hoạch rõ ràng cho tương lai, bạn mới có thể theo đuổi được đam mê của bản thân và thành công được. Thế còn bạn, bạn có nhận xét ra sao về cách quản lý tài chính của cô gái trẻ trên đây? 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật