Miền Trung - một năm gồng mình hứng chịu thiên tai, đau buồn và mất mát

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thiên tai khốc liệt và dị thường xuất hiện ở các vùng miền cả nước trong năm 2020 đã làm cho 342 người chết, ước tính thiệt hại kinh tế hơn 33.500 tỷ đồng.
Miền Trung - một năm gồng mình hứng chịu thiên tai, đau buồn và mất mát
Ảnh minh họa

                                               Xem Video: Mưa lũ gây thiệt hại lớn choc ác tỉnh miền Trung
                                             

Từ đầu năm đến nay, đã có 13 cơn bão trên biển Đông, 263 trận dông lốc, 101 trận lũ, lũ quét và hàng trăm vụ sạt lở đất lớn nhỏ, làm 342 người chết, mất tích, ước tính thiệt hại về kinh tế hơn 33.500 tỷ đồng.

Đường vào thuỷ điện Rào Trăng 3 và khu vực 13 người bị vùi lấp tại trạm kiểm lâm 67.

Đêm 10 rạng sáng 11/10, tại khu nhà điều hành thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, TT-Huế) xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng khiến 17 công nhân thủy điện bị vùi lấp.

Nhận được thông tin, đoàn cán bộ của Quân khu 4 phối hợp với chính quyền địa phương lên phương án, tiếp cận hiện trường tham gia công tác cứu hộ. Thiếu tướng Nguyễn Văn Man - Phó Tư lệnh Quân khu 4 dẫn theo đoàn cán bộ 20 người, xuyên đêm băng đèo, lội suối tìm đến hiện trường.

Rạng sáng 13/10, khi đoàn cứu hộ đang dừng nghỉ tại trạm kiểm lâm 67 (cách thủy điện Rào Trăng khoảng 10km), bất ngờ gặp lũ ống, đất đá sạt lở khiến 13 người trong đoàn bị vùi lấp, hy sinh.

Bộ Quốc phòng, Quân khu 4 và chính quyền tỉnh, huy động tối đa nhân vật lực tham gia cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm 13 cán bộ chiến sĩ gặp nạn và 17 công nhân bị vùi lấp.

Hàng trăm chiến sĩ công binh của Quân khu 4 được điều động vào hiện trường tìm kiếm 13 người mất tích.

Khi đường bộ bị chia cắt do sạt lở, lực lượng tìm kiếm huy động phương tiện để vào hiện trường Rào Trăng 3 bằng đường thủy.

Sau 3 ngày tìm kiếm, chiều 15/10, th‌i th‌ể 13 thành viên tham gia cứu hộ Rào Trăng 3 được tìm thấy.

Ngày 18/10, tang lễ cán bộ, chiến sĩ được tổ chức tại TP Huế.

Rạng sáng 18/10, hung tin lại ập đến, một quả đồi với hàng nghìn khối đất đá đổ sập, vùi lấp 22 chiến sĩ của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 (xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hoá, Quảng Trị).

Thời điểm xảy ra sự việc, một tiếng nổ lớn phát ra, hàng nghìn khối bùn đất đổ xuống những dãy nhà của Đoàn 337. Nhiều người may mắn thoát chết, nhưng có 22 chiến sĩ bị vùi lấp trong 4 căn nhà.

Sau 2 ngày nỗ lực tìm kiếm, đến 14h30 ngày 19/10, lực lượng chức năng tìm thấy 22 chiến sĩ gặp nạn. th‌i th‌ể các nạn nhân được đưa về TP. Đông Hà (Quảng Trị) tổ chức tang lễ.

Hơn một tháng từ 11/10 đến 15/11, tám cơn bão, hai áp thấp nhiệt đới kèm mưa lớn đổ vào miền Trung. Cùng với những trận sạt lở, bảy tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam ngập lụt kéo dài 15 ngày, cao điểm vào ngày 12/10 với trên 317.000 hộ, 1,2 triệu người bị ảnh hưởng.

Gia đình chị Lê Thị Trang (28 tuổi, ở đội 4, thôn Đại Phong, xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) không biết nhà đã ngập bao nhiêu mét. Điều gia đình chị có thể làm là bám theo những vật dụng trong nhà, dỡ từng viên ngói để leo ra mái cầu cứu. "Từ khi tôi sinh ra, chưa từng thấy cảnh này bao giờ, có lẽ đây là trận lũ lớn nhất tôi từng thấy" - đó là những gì chị Trang kể lại vào thời điểm cùng gia đình ngồi trên mái nhà chờ cứu hộ.

Một gia đình có người thân qua đời, chưa thể đưa đi mai táng vì nước dâng cao. Họ phải treo quan tài lên nóc nhà.

Sau nhiều ngày bị nhấn chìm trong cơn lũ lịch sử, những thứ còn lại là đống đổ nát, hoang tàn.

Đêm 28/10, khi cơn bão số 9 (báo Molave) với cuồng phong rất mạnh đang ngoài khơi và tiến sát bờ các tỉnh miền Trung, tỉnh Quảng Nam nhận thông tin xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng vào chiều cùng ngày, vùi lấp 55 người ở thôn 1 (xã Trà Leng, huyện Nam Trà My).

Quân khu 5 đã điều động hơn 200 cán bộ, chiến sĩ các lực lượng để tiếp cận hiện trường. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mưa bão, đoạn đường khoảng 25 km từ thị trấn Bắc Trà My đến xã Trà Leng (huyện Nam Trà My) đã bị chia cắt bởi hàng chục điểm sạt lở.

Lực lượng công binh của Quân khu 5 mất nhiều giờ tiến sâu vào hiện trường vụ sạt lở ở xã Trà Leng. Đến 15h ngày 29/10, lực lượng chức năng đã tìm được 33 người mất tích còn sống, 16 người trong số này bị thương, được sơ cứu trước khi chuyển đến bệnh viện.

Hình ảnh 3 mẹ con chị Hồ Thị Hà khi vừa được cứu ra khỏi vụ sạt lở Trà Leng. Chị Hà cùng 2 con gái Hà My, Sa Ny may mắn thoát chết khi bị đống đất bùn đẩy dạt vào bìa rừng. Bé Sa Ny bị gãy một chân, phải nằm cáng chờ cấp cứu.

Thôn 1, xã Trà Leng nhìn từ trên cao. Một phần ngọn núi phía trên bản đổ xuống, kéo theo hàng nghìn khối đất đá san phẳng cả một khu vực.

Đến nay, lực lượng chức năng đã tìm thấy 9 người, hiện còn 13 người mất tích chưa tìm thấy th‌i th‌ể. Những trận lũ quét sau bão đã cuốn trôi hoàn toàn 31 nhà dân ở thôn 2, xã Trà Leng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật