Người ta nói để con “đi sớm” nhưng tôi không thể, cha già 70 tuổi vẫn ngày ngày còng lưng đổ bô cho con

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mình bình thường chăm con đã mệt lắm rồi, đằng này những đứa trẻ bị bại não còn bị kém phát triển về não bộ nên chẳng làm gì được.
Người ta nói để con “đi sớm” nhưng tôi không thể, cha già 70 tuổi vẫn ngày ngày còng lưng đổ bô cho con
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

                                Xem Video: Xót Xa Hoàn Cảnh Người Mẹ Nghèo Nhặt Ve Chai Chăm Con Nhỏ | Gà Trống Nuôi Con
                                 

Trước thì mình cũng chỉ nghe nói thế thôi nhưng đợt đi công tác tận mắt chứng kiến thì mới thấy nó khủng khiếp như thế nào. Đợt đấy mình đi công tác thì có ở nhờ nhà một người bạn. Trong nhà bạn mình thì có một người anh bị bại não, năm nay cũng gần 40 rồi nhưng bố mẹ vẫn phải chăm lo cho từng li từng tí một.

Khổ cực kỳ luôn ấy. Mình chợt nghĩ rằng nếu sau này mà cha mẹ già cả mất rồi thì không biết người anh trai phải làm sao. Bởi vì em út thì cũng có gia đình riêng, làm sao mà chăm sóc được.

Sáng nay, mình còn đọc được một câu chuyện mà không thể ngăn được nước mắt luôn ấy. Câu chuyện về một người cha già dù đã 70 nhưng thay vì được nghỉ ngơi như bạn bè cùng tuổi. Ông vẫn phải ngày ngày làm việc, bưng bô chăm đứa con bị bại não. Xót xa vô cùng ấy. Những công việc như thế đã kéo dài tới 30 năm rồi, là cả một đời đấy các mẹ ơi. Ai đã từng chăm con rồi mới hiểu nó cực khổ cỡ nào.

70 tuổi, người cha già vẫn phải bưng bô đổ nước tiểu cho con trai đã 30 tuổi

Chiều ngày 20/12, trên SVĐ Hàng Đẫy diễn ra trận đấu của CLB Thể Công và CA Hà Nội. Đáng lẽ tại nơi này chúng ta phải nhìn thấy sự cuồng nhiệt, ồn ã của những cổ động viên mới đúng. Thế nhưng giữa những ồn ào náo nhiệt đó, vẫn còn có những khoảng lặng khiến người ta nhìn mà muốn rớt nước mắt. Đó cũng là câu chuyện về cha con ông Du.

Hai bố con ngồi lặng lẽ ở một góc khán đài xem. Cứ chốc chốc, ông Du lại lấy chiếc bô từ trong chiếc túi đeo bên hông xe đẩy rồi đưa cho cậu con trai đi vệ sinh. Nhìn hình ảnh ấy, chắc ai cũng nghĩ rằng ông có con nhỏ nên mới thế. Thế nhưng sự thực là ông Du năm nay đã 70 và cậu con trai cũng đã hơn 30 tuổi rồi.

Trước đây, ông Du là một cán bộ nhà nước. Sau khi về hưu, suốt 10 năm nay ông trở thành ‘bảo mẫu’ của cậu con trai ngoài 30 tuổi bị bại não. Ông Du từng tham gia chiến trường, bị nhiễm chất độc da cam nên 2 trong số 3 người con của ông gặp vấn đề về sức khỏe. Trong đó, cậu T – con trai thứ 2 của ông Du là bị bại não nặng nhất.

Suốt hơn 30 năn qua, T tồn tại đều nhờ sự chăm sóc của người thân từ việc ăn uống tới vệ sinh cá nhân. Khi được hỏi, ông nghẹn ngào nói rằng: ‘Ngay từ khi con còn nhỏ, nhiều người nói rằng nên để con ‘đi’ sớm ngày nào đỡ khổ cả con và gia đình. Nhưng phận làm bố mẹ, làm sao để con mình cứ như vậy mà ‘đi’ cơ chứ’.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ông kể rằng có những lúc vợ chồng ông cảm thấy vô cùng khó khăn. Đó là lúc mà anh T bị viêm phổi, suy hô hấp kéo dài cả tháng. Hai vợ chồng phải liên tục thay nhau chăm con trong viện. Nhiều lần vợ chồng ông cứ nghĩ rằng con không thể nào sống thêm. Thế nhưng cứ ngày qua ngày, T sống lay lắt cho tới tận bây giờ.

Bằng tuổi của ông, bạn bè đều đã hưởng thụ cuộc sống rồi. Thế nhưng với ông thì chẳng thể đi đâu được. ‘Ngày hôm nay quyết tâm lắm mới có thể đưa con tới sân. Nhìn con cứ u ơ với mọi người, tôi vừa thấy buồn lại vừa vui. Vui là vì thấy con vẫn có cảm xúc nhưng lại buồn vì sau này khi mình không còn sức khỏe thì ai sẽ chăm con’, giòn ông Du trùng lại. Cả trận bóng ồ ã trước mắt dường như ngưng lại trước lời tâm sự đau đớn của người cha già.

Thật ra tình trạng như nhà ông Du cũng không thiếu. Ở Việt Nam, ước tính số trẻ bị bại não từ 0 – 14 tuổi có khoảng 40 – 50.000 trẻ. Đây thực sự là con số khiến người ta đau lòng vô cùng.

Hình minh họa, internet

Trẻ bị bại não thì có thể sống được bao lâu?

Theo BS Trần Văn Vương (Trung tâm phát triển Sức khỏe Bền vững) cho biết: Bại não là tình trạng tổn thương não không tiến triển. Ngoài việc gây ra chứng chậm phát triển trí não thì có 50% số trẻ còn bị co rút gân cơ, cong vẹo cột sống, trật khớp háng, loét do đè ép, suy dinh dưỡng… Đặc biệt, trẻ bị bại não thường có hệ miễn dịch yếu nên rất hay mắc các bệnh liên quan tới hệ hô hấp.

Hậu quả mà trẻ bị bại não để lại rất nặng nề. Nó không chỉ khiến trẻ gặp khó khăn về vận động, di chuyển, ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Nó còn khiến cha mẹ, người thân vô cùng mệt mỏi vì phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức để chăm sóc cho chúng khiến kinh tế gia đình đi xuống. Rất nhiều cặp vợ chồng còn ly dị vì những khó khăn về vật chất, tâm lý, xã hội. Trong đó chi phí y tế để chăm sóc sức khỏe cho trẻ là gánh nặng lớn nhất. Điều đáng ngại hơn là bại não không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Tuổi thọ của trẻ bị bại não cũng được chia thành 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu tiên là sự sống phôi thai và sơ sinh: Giai đoạn này tỷ lệ t‌ử von‌g cao nhất ở trong lúc phôi thai.

+ Giai đoạn 2 là tuổi trưởng thành: Sự sống ở giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào việc can thiệp sớm lúc còn nhỏ. Mức độ nghiêm trọng của khuyết tật liên quan tới bại não khi trẻ còn nhỏ tác động đáng kể tới sự sống khi bước vào tuổi trưởng thành.

Theo thống kê, số trẻ em bị bại não ở California có thấy: 98,2% số trẻ chỉ sống được 20 năm, nếu tổn thương não nặng thì 85% trẻ sống sót sau 20 năm. Số liệu ở Anh thì tích cưc hơn với 99% trẻ bị bại não không bị suy giảm nghiêm trọng sẽ sống được 30 tuổi và nếu bị khuyết tật nghiêm trọng thì con số này là 95%.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật